
-
Loạt dự án tại Quảng Nam huy động vốn trái quy định
-
Vụ sản phẩm Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 giả: Bắt giám đốc và kế toán Công ty Herbytech
-
Vụ sữa giả Hacofood: Bắt một giám đốc có hành vi “chạy án” khi bị phát hiện
-
Novaland thắng kiện Taekwang Vina liên quan dự án gần 10.000 tỷ đồng tại Thủ Đức
-
Lâm nợ, Công ty Cấp thoát nước Quảng Nam đề nghị cấp bù ngân sách -
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai
![]() |
Việc khai thác vàng ở huyện Phước Sơn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. |
UBND huyện Phước Sơn vừa có báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2024. Theo thống kê, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường tập trung phần lớn tại các mỏ vàng.
Nhà máy tuyển luyện vàng Đăk Sa và Dự án mở rộng hầm lò vàng Đăk Sa có tổng lượng nước thải sản xuất 1.211,52 m3/ngày đêm, nước tháo khô mỏ 3.000-4.000 m3/ngày đêm. Cơ sở này đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, vận hành và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh nguy hại ở cơ sở này là 15.552 tấn/năm quặng đuôi từ quá trình ngâm chiết; 108,7 kg/năm các chất nguy hại khác và không có công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.
Mỏ vàng thôn Trà Văn, xã Phước Kim thải nước thải sản xuất 176 m3/ngày đêm; mỗi tháng phát thải 0,6 kg chất thải rắn nguy hại. Dự án này có đầu tư bể dự phòng sự cố.
Mỏ vàng tại khu vực Bãi Muối, thôn 1, xã Phước Thành xả nước rỉ hầm lò 115 m3/ngày đêm; nước thải sản xuất 9 m3/ngày đêm. Mỗi tháng, mỏ vàng phát thải chất thải rắn nguy hại 20-30 kg. Bên ngoài ống dẫn nước thải xây dựng mương bê tông phòng vỡ ống nước không thấm vào đất.
Ngoài ra, còn nhiều mỏ vàng không có công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường. Mỏ vàng tại khu vực bãi 45, thôn 4, xã Phước Đức (tạm ngừng hoạt động) xả nước thải sản xuất 19,32 m3/ngày đêm; mỗi tháng phát thải 30-40 kg chất thải rắn nguy hại.
Mỏ vàng tại khu vực thôn 1, xã Phước Thành xả nước thải sản xuất 58 m3/ngày đêm; mỗi tháng phát thải nguy hại 40 kg. Mỏ vàng tại khu vực G18, xã Phước Thành phát sinh nước thải hầm lò 3,4m3/ngày đêm; nước thải từ quá trình tuyển quặng tuần hoàn 100%; phát thải nguy hại 650 kg/năm.
Mỏ vàng tại bãi 234, xã Phước Lộc xả nước thải hầm lò và xưởng sửa chữa 20 m3/ngày đêm; phát thải chất nguy hại 500 kg/năm. Mỏ vàng tại Bãi Mồ Côi, xã Phước Hiệp xả nước thải sản xuất 42 m3/ngày.
Mỏ vàng tại Khe Nước Trong, thôn 8, xã Phước Hiệp, phát sinh nước thải sản xuất 30- 40 m3/ngày. Mỏ vàng thôn 4, xã Phước Hiệp xả nước thải sản xuất 40 m3/ngày; phát thải chất nguy hại 5-10 kg/tháng.
Ông Đỗ Hoài Xoan, Phó chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho biết, trong năm 2024, UBND huyện giao Phòng Tài nguyên và Môi trường tham gia cùng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh kiểm tra việc vận hành thử nghiệm theo giấy phép môi trường đã cấp cho Công ty TNHH Phước Minh tại dự án khai thác khoáng sản vàng gốc khu vực Bãi Muối, xã Phước Thành.
Năm 2024, sau khi tiếp nhận phản ánh hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty TNHH Vàng Phước Sơn gây ảnh hưởng đến nguồn nước suối Đăk Sa, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND xã Phước Đức kiểm tra và chỉ đạo công ty khắc phục ngay. Đồng thời, triển khai lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và kế hoạch ứng phó sự cố chất thải trên địa bàn huyện.
Trong năm 2025, UBND huyện tiếp tục yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khai thác khoáng sản thực hiện đảm bảo theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 về cấp giấy phép môi trường, phấn đấu đạt 100% các cơ sở có hoạt động xả nước thải được cấp phép theo quy định. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị của tỉnh trong công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường tại cơ sở.
Theo UBND huyện Phước Sơn, huyện chưa thể kêu gọi nhà đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải; điều kiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị chưa đáp ứng công tác xử lý chất thải; việc kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm về lĩnh vực BVMT tại các cơ sở gặp nhiều khó khăn…
Đặc biệt, điều kiện đi lại tại các khu vực có hoạt động khai thác khoáng sản xa, giao thông đi lại khó khăn, việc lấy mẫu môi trường ngay tại thời điểm xảy ra sự cố mang tính cấp thời khó thực hiện do không có những quy định chi tiết, cụ thể riêng. Ngoài ra, việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường mang tích chất đối phó của doanh nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân rất khó phát hiện các hành vi vi phạm.
-
Loạt dự án tại Quảng Nam huy động vốn trái quy định
-
Vụ sản phẩm Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 giả: Bắt giám đốc và kế toán Công ty Herbytech
-
Vụ sữa giả Hacofood: Bắt một giám đốc có hành vi “chạy án” khi bị phát hiện
-
Novaland thắng kiện Taekwang Vina liên quan dự án gần 10.000 tỷ đồng tại Thủ Đức
-
Lâm nợ, Công ty Cấp thoát nước Quảng Nam đề nghị cấp bù ngân sách -
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai -
Đi tìm nguồn gốc sản phẩm “bổ não” xuất xứ Đức - Bài 2: Câu hỏi từ những thông tin được công bố -
Vụ sản xuất bột ngọt, dầu ăn giả: Tạm giữ khẩn cấp giám đốc Công ty Famimoto -
Thêm đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả lên tới 100 tấn bị phát hiện -
Chủ tịch Công ty Vàng Phú Cường bị tuyên hơn 14 năm tù vụ chuyển trái phép 9.500 tỷ -
Bộ Công an đề nghị Công an tỉnh Thanh Hóa mở rộng điều tra vụ thuốc giả
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây