Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Điểm mặt những doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam 2016
Thanh Huyền - 15/12/2016 20:09
 
Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 doanh nghiệp lớn Việt Nam năm 2016.

Theo bảng xếp hạng này, 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam có tới 9 tên tuổi là các doanh nghiệp có vốn nhà nước. Duy nhất Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam là doanh nghiệp vốn FDI nằm trong Top 10, ngoài ra không có doanh nghiệp tư nhân.

Bên cạnh việc công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn Việt Nam, Vietnam Report cũng công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Tư nhân lớn Việt Nam năm 2016.

Theo bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Tư nhân lớn Việt Nam năm 2016, Trường Hải là doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong năm 2016. Các ông lớn xếp sau đều là các doanh nghiệp có mức vốn hóa “tỷ đô” trên thị trường như Vinamilk, Vingroup, FPT, Masan…

Năm 2016, Thaco đã vượt qua Vinamilk để trở thành doanh nghiệp tư nhân lớn nhất
Năm 2016, Thaco đã vượt qua Vinamilk để trở thành doanh nghiệp tư nhân lớn nhất

Theo khảo sát của Vietnam Report, phần lớn doanh nghiệp có nhận định tình hình SXKD đều tăng lên về mọi mặt, tuy nhiên 16% doanh nghiệp cũng đã có phản hồi doanh thu giảm và 15% doanh nghiệp đánh giá lợi nhuận sau thuế giảm trong giai đoạn 10 tháng năm 2016. Tuy nhiên, năm 2016 cũng được đánh giá là một năm các doanh nghiệp phải đối diện với nhiều rào cản đến từ thách thức tăng trưởng nền kinh tế và biến động kinh tế, chính trị trên thế giới.

Dự báo cho tình hình SXKD trong 3 tháng đầu năm 2017, các doanh nghiệp đã đánh giá khả quan đối với các mặt doanh thu, lợi nhuận. 76% doanh nghiệp phản hồi sẽ tăng quy mô kinh doanh, 19% có kế hoạch tăng và chỉ có 5% phản hồi giữ nguyên tình hình quy mô trong 2 năm tới.

Đối với các thương vụ mua bán, sáp nhập, gần 25% doanh nghiệp phản hồi đã thực hiện và đang trên tiến trình đàm phán sáp nhập, liên doanh trong 3 năm qua và 10% doanh nghiệp trả lời đã tìm kiếm, và thăm dò về các thương vụ này.

Khảo sát của Vietnam Report cũng cho biết, khi đánh giá thế mạnh và bất lợi của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế, gần 60% doanh nghiệp đánh giá doanh nghiệp mình ở mức mạnh và rất mạnh trong kỹ năng quản trị và nguồn cung ổn định. Tuy vậy, chỉ có 25% đánh giá chất lượng hàng hóa/dịch vụ của doanh nghiệp ở mức mạnh và 9% cho rằng rất mạnh; bên cạnh có đến 12% doanh nghiệp nhận định hoạt động marketing doanh nghiệp còn ở mức yếu.

Về lĩnh vực đầu tư, hầu hết các doanh nghiệp lớn đều quyết định tăng đầu tư cho các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trong giai đoạn 2017-2018, 32% doanh nghiệp ước đoán sẽ tăng cường đầu tư trên 50% cho các hoạt động kinh doanh hiện tại.

Ngoài ra, gần 45% doanh nghiệp thể hiện ý định đầu tư ra nước ngoài trong vòng 5 năm tới, đặc biệt là các doanh nghiệp trong khối ngành công nghiệp/chế tạo và dịch vụ/thương mại. Điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất thuộc về các nước US/NAFTA (3 nước Bắc Mỹ: Canada, Mỹ, Mexico) và đặc biệt là các nước Châu Á đang phát triển (Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia,..)

Lễ công bố Bảng xếp hạng VNR500 năm 2016 dự kiến được tổ chức vào ngày 19/01/2017 tại KS Daewoo, Hà Nội.

Đây là năm thứ 10 Bảng xếp hạng VNR500 được chính thức công bố nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đã đạt được những thành tựu xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tài chính 2015.

Bảng xếp hạng VNR500 được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu và đánh giá độc lập của Vietnam Report theo mô hình Fortune 500 và chính thức được công bố lần đầu tiên vào năm 2007. Các doanh nghiệp không phải nộp bất kỳ một khoản phí nào để được có tên trong Bảng xếp hạng VNR500.

Vinh danh 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất năm 2015
Sáng nay (22/4), tại Hà Nội, CTCP Báo cáo đánh giá Việt Nam kết hợp cùng Báo điện tử VietnamNet (Bộ Thông tin Truyền thông) đã tổ chức "Lễ công...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư