
-
Rà soát kỹ phương án đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai qua cầu Mã Đà
-
Sẽ khởi công, khánh thành đồng loạt các dự án lớn kỷ niệm 80 năm Quốc khánh
-
Dự án Điện khí LNG Hiệp Phước chưa xong Hợp đồng mua bán điện
-
Quy hoạch sẽ khai mở nhiều không gian kinh tế mới cho TP.HCM
-
Khánh Hòa hợp tác với Hiroshima (Nhật Bản) về nhiều lĩnh vực
Kế hoạch tổ chức Diễn đàn kinh tế thường niên TP. Cần Thơ năm 2025 vừa được UBND Thành phố ban hành. Sự kiện nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hạ tầng, dịch vụ, doanh nghiệp, thị trường và cơ chế, chính sách của hoạt động logistics đường thủy vùng ĐBSCL. Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, tháo gỡ các rào cản, khó khăn từ cơ sở vật chất, hạ tầng đến thể chế, chính sách góp phần thúc đẩy hoạt động logistics của vùng, nâng cao năng lực cạnh tranh…
Với chủ đề “Thực trạng và giải pháp phát triển logistics đường thủy vùng ĐBSCL - Những con sông đang bị lãng quên”, diễn đàn dự kiến diễn ra cuối tháng 7/2025, với quy mô khoảng 150 đại biểu là lãnh đạo các bộ ngành trung ương, các tỉnh ĐBSCL, TP.HCM, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các hiệp hội, viện nghiên cứu, trường đại học, chuyên gia, nhà khoa học…
Nội dung chính của diễn đàn tập trung vào hạ tầng logistics đường thủy nội địa, đường biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không, hạ tầng cảng cạn, trung tâm logistics; dịch vụ logistics (vận tải, kho bãi, giao hàng, phụ trợ…); doanh nghiệp dịch vụ logistics (số lượng, năng lực, xu hướng phát triển…); phát triển thị trường cho dịch vụ logistics; cơ chế, chính sách trong thời gian tới…
Hạ tầng logistics là một trong những điểm nghẽn lớn nhất của vùng ĐBSCL trong nhiều năm qua. Theo ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI chi nhánh ĐBSCL, sự yếu kém về hạ tầng khu công nghiệp, logistics ở ĐBSCL làm cho chi phí vận hành cao, thiếu cạnh tranh, từ đó không hấp dẫn nhà đầu tư. Cùng với thiếu việc làm dẫn đến không có thu nhập, phải di dân, khiến doanh nghiệp/nhà đầu tư thiếu lao động. Và ở góc độ nguồn lực, việc có ít doanh nghiệp/nhà đầu tư dẫn đến thu ngân sách thấp. Đây là 3 ‘vòng xoáy’ làm cho vùng ĐBSCL chậm phát triển.
![]() |
Bến cảng Tân Cảng Cái Cui (quận Cái Răng, TP. Cần Thơ) do Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn khai thác |
TS Vũ Thành Tự Anh (Trường Chính sách công và quản lý Fulbright) phân tích, trong 4 nhóm rào cản chính ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp tại ĐBSCL thì hạ tầng giao thông, hệ thống điện và dịch vụ logistics là nhóm rào cản trung hạn, cần có sự phối hợp giữa địa phương và trung ương để cải thiện, cần thời gian và nguồn lực lớn để khắc phục.
Khảo sát cho thấy, trong 13 rào cản mà doanh nghiệp đặc biệt lo ngại thì dịch vụ logistics là rào cản lớn thứ 4, xếp sau các rào cản hạ tầng giao thông, thị trường tiêu thụ và chi phí xây dựng. Kết quả khảo sát 153 doanh nghiệp cho thấy 57% có dự định đầu tư tại ĐBSCL trong 5 năm tới, tuy nhiên đa số doanh nghiệp chỉ mở rộng quy mô dưới 25%...
Theo ông Phạm Tiến Hoài, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang, dịch vụ logistics nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao giá trị nông sản, cũng là đòn bẩy quan trọng cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng. Tuy nhiên, dịch vụ logistics dành cho nông sản xuất khẩu chưa thật sự tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng của ngành nên rất nhiều sản phẩm nông sản tiềm năng của Việt Nam chưa thể tiếp cận và cạnh tranh tại các thị trường nhập khẩu lớn trên thế giới.
Ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký VCCI cho rằng, ĐBSCL là vựa lúa, trái cây và thủy sản, là một trong những vùng kinh tế có tiềm năng phát triển đặc biệt quan trọng của cả nước. Tuy nhiên, trong các thách thức của vùng có thực trạng hệ thống hạ tầng giao thông và logistics chưa đồng bộ, làm gia tăng chi phí vận chuyển, giảm khả năng cạnh tranh...
Theo ông Tuấn, để ĐBSCL có thể bứt phá và phát triển bền vững, cần một chiến lược rõ ràng, tập trung vào một số ưu tiên quan trọng. Trước hết, cần đầu tư mạnh mẽ hơn vào hạ tầng giao thông, logistics và năng lượng tái tạo. Việc phát triển hệ thống cao tốc kết nối nội vùng và liên vùng là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy tăng trưởng. Cùng với đó, việc xây dựng cảng biển nước sâu và hệ thống kho vận hiện đại sẽ giúp nâng cao năng lực xuất khẩu của vùng…
-
Dự án Điện khí LNG Hiệp Phước chưa xong Hợp đồng mua bán điện -
Quy hoạch sẽ khai mở nhiều không gian kinh tế mới cho TP.HCM -
Diễn đàn kinh tế thường niên Cần Thơ 2025: Tìm giải pháp phát triển hạ tầng logistics -
Khánh Hòa hợp tác với Hiroshima (Nhật Bản) về nhiều lĩnh vực -
Quảng Nam rà soát loạt dự án chậm tiến độ kéo dài, nguy cơ lãng phí -
Sẽ mở rộng cảng Chân Mây - Huế thêm 458 ha -
Rà soát khả năng kết hợp đầu tư đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh với đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
-
Vinhomes và CapitaLand Development hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực bất động sản
-
VietinBank - Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới