
-
Ngân sách địa phương cấp tỉnh được phép bội chi nhưng phải đáp ứng điều kiện chặt chẽ
-
Tuần đầu vận hành chính quyền 2 cấp tại TP. Hải Phòng: Các thủ tục được giải quyết nhanh chóng
-
Việt Nam hợp tác lâu dài bảo đảm an ninh lương thực cho Malaysia
-
GDP 6 tháng năm 2025 tăng 7,52% - Mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong giai đoạn 2011 - 2025
-
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xử lý tháo gỡ các dự án tồn đọng, vướng mắc để giải phóng nguồn lực cho phát triển -
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
Từ 1/7, giá viện phí sẽ tăng tới 50%
Cụ thể, theo dự thảo thông tư, từ đầu năm 2017, dự kiến hơn 1.900 dịch vụ kỹ thuật y tế sẽ tăng trung bình khoảng 30% so với mức giá hiện tại và được áp dụng cho bệnh nhân chưa có BHYT.
Trong đó, việc tăng giá DVYT sẽ được thực hiện theo hai lộ trình: Từ ngày 1/1/2017, sẽ tăng giá 30%, bao gồm chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù; sau đó, từ ngày 1/7/2017 giá sẽ tăng 50%, bao gồm các chi phí trước đó, cộng thêm chi phí tiền lương.Việc điều chỉnh giá DVYT đối với người không có thẻ BHYT (được thực hiện sau khi tăng giá DVYT đối với người bệnh có thẻ BHYT) theo Bộ Y tế, sẽ tạo sự bình đẳng trong việc khám chữa bệnh, thực hiện tính đúng, đồng thời, tạo động lực khuyến khích người dân tham gia BHYT.
![]() |
. |
Cụ thể, theo Dự thảo, một số dịch vụ sẽ tăng giá như: sau nội soi ổ bụng tăng từ 575.000 đồng (hiện tại) lên 684.000 (từ tháng 1/2017) và 793.000 đồng (từ tháng 7/2017); đỡ đẻ thường, giá khung tăng lên 567.000 đồng (từ tháng 1/2017) và 675.000 đồng (từ tháng 7/2017); cắt amidan gây mê tăng lên 855.000 đồng và 1.033.000 đồng…
Trước đó, giá DVYT đã được điều chỉnh tăng 2 lần trong năm 2016, nhưng chỉ áp dụng đối với người bệnh có thẻ BHYT. Dự kiến, tiền khám bệnh trong tháng 3/2017 ở bệnh viện hạng đặc biệt là 20.000 đồng/lượt, bệnh viện hạng 1 là 20.000 đồng, bệnh viện hạng 2 là 15.000 đồng, bệnh viện hạng 3 là 10.000 đồng, bệnh viện hạng 4 là 7.000 đồng. Từ tháng 7/2017, tiền khám tại các hạng bệnh viện sẽ tăng lần lượt là 39.000 đồng, 39.000 đồng, 35.000 đồng, 31.000 đồng và 29.000 đồng…
Theo báo cáo của các địa phương, ngay từ 1/3/2016, đã có không ít bệnh viện công lập (hầu hết là bệnh viện hạng I, tuyến TW, thành phố của 2 TP. Hà Nội, và TP.HCM), 132 bệnh viện tư nhân và 237 phòng khám đa khoa tư nhân (chiếm 20% tổng số cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên cả nước) thực hiện giá dịch vụ tính cả lương và phụ cấp đặc thù. Như vậy, mức gia tăng chi phí khám chữa bệnh BHYT là rất lớn ngay từ quý II năm 2016 (vì chi phí tại các bệnh viện TW như Bạch Mai, Chợ Rẫy, Việt Đức chiếm tỷ trọng chi phí rất cao trong thanh toán BHYT tại khối các bệnh viện TW). Ước tính, năm 2016, chi phí khám, chữa bệnh sẽ gia tăng không dưới 30% so với năm 2015.
Hiện tại, người chưa có thẻ BHYT vẫn áp dụng viện phí theo giá cũ chưa điều chỉnh. Tuy nhiên, điều này gây ra sự bất bình đẳng giữa người có và không có thẻ BHYT nên cần được bổ sung tại dự thảo thông tư trên.
Tham gia BHYT để bớt gánh nặng viện phí
Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, danh mục dịch vụ kỹ thuật y tế được BHYT chi trả đã bao quát khoảng 95% dịch vụ y tế hiện hành. Với gần 80% dân số có thẻ BHYT, người bệnh sẽ được hưởng lợi không nhỏ từ chính sách BHYT. Với nhóm đối tượng chưa tham gia BHYT (khoảng 20% dân số), việc điều chỉnh viện phí thời gian tới sẽ ảnh hưởng không nhỏ nếu đi khám chữa bệnh.
Do đó, Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cũng khuyến cáo, người chưa có thẻ BHYT nên sớm tham gia loại sản phẩm bảo hiểm này để nhận được những hỗ trợ trong dịch vụ khám chữa bệnh, nhằm bớt gánh nặng viện phí. Cũng theo Bộ Y tế, dự thảo điều chỉnh giá viện phí với người không có thẻ BHYT chỉ quy định mức giá tối đa. Bộ Y tế sẽ ban hành giá cụ thể đối với các bệnh viện thuộc trung ương quản lý, những bệnh viện thuộc địa phương quản lý, mức giá cụ thể sẽ do HĐND cấp tỉnh quyết định.
Liên Bộ Y tế và Bộ Tài chính cũng hướng dẫn các địa phương chuyển phần ngân sách đang cấp tiền lương cho các bệnh viện để hỗ trợ 30% còn lại cho người cận nghèo tham gia BHYT, nâng mức hỗ trợ người làm nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp có mức sống trung bình để họ tham gia BHYT (đang hỗ trợ tối thiểu 30%).
Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương bố trí ngân sách và huy động các nguồn vốn cho Quỹ Hỗ trợ khám chữa bệnh người nghèo; chỉ đạo các bệnh viện sử dụng một phần chênh lệch thu chi để lập Quỹ Hỗ trợ khám chữa bệnh nhằm giúp các trường hợp khó khăn trong chi trả viện phí...

-
Tuần đầu vận hành chính quyền 2 cấp tại TP. Hải Phòng: Các thủ tục được giải quyết nhanh chóng
-
Việt Nam hợp tác lâu dài bảo đảm an ninh lương thực cho Malaysia
-
GDP 6 tháng năm 2025 tăng 7,52% - Mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong giai đoạn 2011 - 2025
-
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xử lý tháo gỡ các dự án tồn đọng, vướng mắc để giải phóng nguồn lực cho phát triển
-
Brazil khẳng định sẵn sàng nhập khẩu nhiều hơn thủy hải sản, gạo của Việt Nam -
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng -
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27% -
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới -
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS -
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower