-
Cao tốc kết nối Tây Nguyên: Mở đường đến kỷ nguyên mới -
Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế và bài học cho TP.HCM -
Hà Nội sẽ thành lập, mở rộng 15 - 20 cụm công nghiệp -
Giấc mơ xứ Nghệ, khát vọng sông Lam -
TP.HCM với 4 triệu tỷ đồng và kỷ nguyên mới cho doanh nghiệp -
Quảng Ninh: Tư duy đổi mới, đi trước, dám làm
Đây là kết quả khảo sát mới nhất của Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA) đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc.
Cụ thể, 49% trong tổng số 540 doanh nghiệp Hàn Quốc đã tham gia khảo sát về môi trường đầu tư tại 32 quốc gia có tốc độ tăng trường hàng năm hơn 3% trong 3 năm qua đều khẳng định có kế hoạch phát triển kinh doanh tại thị trường Việt Nam trong năm 2015 nhờ những cơ hội đang mở ra từ các thỏa thuận tự do hóa thương mại mà Việt Nam tham gia.
Tiếp bước Samsung, nhiều DN Hàn Quốc sẽ chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư trong năm 2015 |
Trong đó, các doanh nghiệp Hàn Quốc trông chờ nhiều hơn cả vào cam kết giảm thuế, mở rộng thị trường, cơ hội đầu tư từ Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Hàn Quốc.
Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, trong năm 2014, vốn Hàn Quốc vẫn tiếp tục đổ vào các dự án đầu tư tại Việt Nam, thể hiện qua 505 dự án cấp mới và 179 dự án tăng vốn tại Việt Nam, nâng tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng vốn là 7,32 tỷ USD, chiếm 36,2% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam.
Các dự án của Hàn Quốc năm 2014 được triển khai trên 18/21 ngành, lĩnh vực nhưng dẫn đầu là lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với 322 dự án cấp mới và 151 dự án tăng vốn, với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng vốn của ngành này năm 2014 là 6,58 tỷ USD (chiếm 89% tổng vốn đầu tư), đứng thứ 2 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 6 dự án cấp mới và 1 dự án tăng vốn, tổng số vốn là 363,2 triệu USD (chiếm 5% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ 3 là lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 2,1% tổng vốn đầu tư, còn lại thuộc về các ngành lĩnh vực khác
Lũy kế hết năm 2014, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt 36,7 tỷ USD và 4.063 dự án đầu tư còn hiệu lực.
Riêng tháng 1/2015, trong số 15 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, thì Hàn Quốc tiếp tục đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 110,25 triệu USD, chiếm 16,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tiếp đến là Hồng Kông đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 105,5 triệu USD, chiếm 15,9% tổng vốn đầu tư….
Ngay trong đầu năm 2015, một số Dự án 100% vốn Hàn Quốc là Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sợi chỉ Tây An tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng đã được nhận Giấy chứng nhận đầu tư, thêm một minh chứng cho thấy, doanh nghiệp Hàn Quốc vẫn tiếp tục chọn Việt Nam để đầu tư trong năm 2015.
Dự án có tổng vốn đầu tư 6 triệu USD (giai đoạn 1), chuyên sản xuất sợi chỉ polyester, sợi chỉ ni lông và các loại chỉ may công nghiệp khác... với quy mô 4.440 tấn sản phẩm/năm và ngay trong đầu tháng 3/2015, chủ đầu tư sẽ triển khai xây dựng nhà máy, để đưa vào hoạt động vào cuối năm 2015.
Một dự án Hàn Quốc có số vốn lớn hơn nữa được cấp phép trong tháng 1/2015 thuộc về Dự án Công ty TNHH Taekwang MTC Việt Nam tại KCN Long Bình, Đồng Nai (hoạt động tại Việt Nam từ năm 2005) điều chỉnh tăng vốn đầu tư 43,2 triệu USD, chuyên sản xuất mặt hàng giày thể thao xuất khẩu.
Thế Hải
-
Quảng Ninh: Tư duy đổi mới, đi trước, dám làm -
Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 sẵn sàng hoà lưới điện lần đầu vào ngày 1/2/2025 -
TP.HCM định vị xung lực bứt phá -
Phát triển Châu Thành thành đô thị cửa ngõ Hậu Giang -
Hải Phòng - Hành trình bước vào kỷ nguyên mới -
Động thái mới tại “siêu” Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Quảng Nam Nửa thế kỷ chuyển mình phát triển
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết