
-
Hậu niêm yết trên HoSE, cổ phiếu CCC trượt dài
-
Sửa đổ, bổ sung một số quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
-
Livzon Pharmaceutical Group muốn chi hơn 5.700 tỷ đồng sở hữu 64,8% vốn Imexpharm
-
Rộng cửa cho cho thuê tài chính cũng là mở kênh vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
-
Encapital bổ sung thêm cổ phiếu DSE đảm bảo cho lô trái phiếu 100 tỷ đồng -
ACBS dự kiến phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu không có đảm bảo
Đánh giá của Moody’s cho thấy, mức xếp hạng “ổn định” được đưa ra dựa trên 5 tiêu chí: Môi trường hoạt động (ổn định), Chất lượng tài sản và vốn (ổn định/suy giảm), Huy động vốn và thanh khoản (ổn định), Lợi nhuận và hiệu quả (ổn định), và Hỗ trợ hệ thống (ổn định). Riêng về môi trường hoạt động, Moody's kỳ vọng kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực, nhờ hoạt động xuất khẩu và FDI bùng nổ. Tổ chức này dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 6,1% trong năm 2016 và 6% trong năm 2017.
Tuy nhiên, quan sát thị trường cổ phiếu của các ngân hàng trong vài phiên giao dịch vừa qua, tín hiệu bùng nổ chưa thực sự xuất hiện rõ rệt, thậm chí thị giá nhiều cổ phiếu vẫn có xu hướng giảm nhẹ. Giới quan sát cho rằng, đây cũng là động thái bình thường bởi nhà đầu tư vẫn cần thêm thời gian để sàng lọc thông tin, cũng như quan sát những động thái cụ thể của từng ngân hàng trong định hướng, chiến lược chung thời gian tới.
![]() |
Việc cổ phiếu ngân hàng có thể nổi sóng vẫn còn cần thử thách của thời gian |
Trong khi đó, nhìn vào đường đi nước bước của nhiều ngân hàng lớn đang niêm yết, xu hướng đáng chú ý hiện nay là chiến lược phủ sóng tại thị trường bán lẻ. Bán lẻ tuy là một mảnh đất màu mỡ, nhưng cũng cần có thời gian dài thì hiệu quả kinh doanh mới có thể bộc lộ rõ rệt. Động thái này cũng đang kích thích một cuộc đua hứa hẹn nhiều gay cấn trong mảng dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân trong thời gian tới.
Ngay trong những ngày đầu tháng 12, ngân hàng được coi là có truyền thống bán buôn nhất là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (mã BID, sàn HOSE) đã bất ngờ công bố về giải thưởng Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu 2016 do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG tổ chức. Mặc dù một giải thưởng cũng chưa phải là tiêu chí đáng kể để khẳng định vị thế, nhưng rõ ràng tín hiệu này cũng là một tiếng chuông đánh động các đối thủ khác buộc phải dè chừng trước một thế lực đang lớn mạnh dần trong phân khúc bản lẻ, mảng thị trường trước đây vốn được phân định cho các ngân hàng cổ phần (không có vốn nhà nước).
Hiện nay, đại gia này đã có hơn 100 sản phẩm bán lẻ, hàng năm cung cấp hơn 20 sản phẩm, dịch vụ mới ra thị trường, phục vụ hơn 8 triệu khách hàng cá nhân.
Đương nhiên, trong bản đồ phân chia ngôi vị tại tất cả các phân khúc dịch vụ ngân hàng thì Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - VietinBank (mã CTG, sàn HOSE) không bao giờ chấp nhận bị lép vế. Hiện tại, VietinBank đang chiếm ưu thế là ngân hàng có quy mô lớn nhất trong số các ngân hàng niêm yết, đồng thời cũng là ngân hàng duy nhất có 2 cổ đông chiến lược nước ngoài là Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) và Ngân hàng The Bank of Tokyo Mitsubishi (BTMU). Nhưng, tham vọng của VietinBank không chỉ dừng ở quy mô hiện tại, mà lãnh đạo ngân hàng này đã từng tuyên bố, đến năm 2017, VietinBank có thể sẽ nâng vốn điều lệ lên mức 3,5 tỷ USD (tức hơn 70.000 tỷ đồng) và tiếp tục nhắm tới mốc vốn 5 tỷ USD trong mục tiêu xa hơn. Đặc biệt, thương vụ nhận sáp nhập Ngân hàng TMCP Xăng dầu Việt Nam PG Bank được giới quan sát coi là mũi tên bắn một phát trúng 3 mục tiêu. Đó là tạo vị thế trong nhiệm vụ tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, củng cố vị thế số một về quy mô vốn. Mục tiêu thứ 3 cũng đầy toan tính của VietinBank trong thương vụ này chính là nhằm chiếm lĩnh thị trường bán lẻ màu mỡ thông qua hệ thống chân rết dày đặc gồm 2.200 cây xăng thuộc sở hữu trực tiếp của Petrolimex và 4.000 cây xăng thuộc các đại lý của Petrolimex.
Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank (mã VCB, sàn HOSE) tuy xuất quân đánh chiếm thị trường bán lẻ muộn hơn so với những người anh em như BIDV và VietinBank, nhưng lại có những nước cờ khá táo bạo với tham vọng có thể tạo ra những cú nhảy bất ngờ. Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietcombank cho biết, ngân hàng này xác định tầm nhìn và mục tiêu chiến lược đến năm 2020 sẽ trở thành ngân hàng số 1 về bán lẻ tại Việt Nam. “Từ đó, tất cả các chiến lược, các định hướng và các giải pháp của Vietcombank đều đang và tiếp tục sẽ nhắm đến mục tiêu này”, ông Thành khẳng định.
Đại diện Vietcombank cho biết, sẽ đưa ra những giải pháp kết nối ngân hàng và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cụ thể, sẽ có bộ phận chính sách và quan hệ khách hàng riêng để phục vụ đối tượng này. Mục tiêu của Vietcombank là sẽ tăng tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVV và khách hàng cá nhân lên 45% tổng dư nợ.

-
Rộng cửa cho cho thuê tài chính cũng là mở kênh vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa -
Encapital bổ sung thêm cổ phiếu DSE đảm bảo cho lô trái phiếu 100 tỷ đồng -
Cổ phiếu nhà Vingroup “gánh” thị trường, VN-Index tăng gần 8 điểm -
ACBS dự kiến phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu không có đảm bảo -
Đầu tư và Xây lắp Trường Sơn nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HoSE -
Huy động thành công 780 tỷ đồng, F88 có thêm động lực bứt tốc trước khi lên sàn UPCoM -
Xử phạt Bảo hiểm Hàng không 260 triệu đồng
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số