-
Lũy kế 11 tháng năm 2024, doanh thu toàn TKV đạt 150.157 tỷ đồng -
Cập nhật chính sách thương mại mới tại Diễn đàn hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ 2024 -
Tổng giám đốc Tập đoàn Bamboo Capital chia sẻ về chiến lược M&A -
Thoát "mác" anh bưu tá, Viettel Post trở thành công ty công nghệ logistics -
Kiến tạo giá trị hậu M&A -
Sản xuất tháng 11 tăng chậm lại vì cầu thế giới giảm
MFast là sản phẩm do công ty công nghệ tài chính (Fintech) DigiPay phát triển. Sau 3 năm hoạt động tại Việt Nam, MFast hỗ trợ 600.000 người tiếp cận các gói dịch vụ tài chính và bảo hiểm.
Trong đó, khoảng 80% khách hàng cuối đến từ các tỉnh thành xa và khu vực nông thôn. Khối lượng giải ngân cho các đối tác tài chính của MFast là hơn 5.000 tỷ đồng.
Theo website, MFast là một nền tảng bán hàng và chi trả hoa hồng tự động theo định hướng công nghệ, tập trung vào 2 lĩnh vực chính mang đến nguồn thu nhập cho người dùng.
Cụ thể, trong lĩnh vực tài chính cá nhân, MFast kết hợp với các đối tác để mang đến các giải pháp tài chính cho khách hàng thông qua 2 sản phẩm là vay tiêu dùng tín chấp và thẻ tín dụng.
Người dùng sẽ giới thiệu hoặc tham gia các vai trò bán hàng đối với khách hàng có nhu cầu tài chính và nhận hoa hồng.
Còn với lĩnh vực bảo hiểm, startup này hợp tác với các đơn vị bảo hiểm để cung cấp sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ như bảo hiểm xe máy, ô tô, tai nạn cá nhân,...
Về việc trả hoa hồng, hệ thống sẽ tự tính toán trước khi trả ngay trên từng hồ sơ thành công như mất 1 phút để trả hoa hồng cập nhật lên MFast, kể từ khi hồ sơ chuyển trạng thái giải ngân và cần 5 phút để tiền chuyển về tài khoản ngân hàng, máy ATM bất kỳ ở Việt Nam (thông qua mạng lưới ngân hàng liên kết Napas).
Hai đồng sáng lập MFast là anh em sinh đôi.
Trong đó, ông Phan Thanh Vinh đang đảm nhiệm vai trò Chủ tịch kiêm giám đốc công nghệ (CTO) và ông Phan Thanh Long là Giám đốc điều hành.
Ông Phan Thanh Long có bằng Kỹ sư tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, TP.HCM; chứng chỉ MBA chuyên ngành công nghệ thông tin và quản trị kinh doanh.
Với hơn 13 năm kinh nghiệm trong việc phát triển và triển khai các giải pháp công nghệ thông tin cho các khách hàng doanh nghiệp, ông Long là người niềm tin sâu sắc rằng "IT của Việt Nam thực sự phải đứng top đầu châu Á".
Doanh nhân này hiện còn là đồng sáng lập/CEO LatuSoni, đồng sáng lập/CTO VietGuys.
Cũng tốt nghiệp Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, với chuyên ngành điện tử- viễn thông, ông Phan Thanh Vinh từng có 3 năm làm việc tại Harvey Nash Việt Nam trước khi cùng ông Long thành lập các công ty Digitel, DigiPay.
Ông Phan Thanh Vinh (bên trái) và ông Phan Thanh Long (Nguồn: MFast). |
Theo đại diện MFast, trong khi các sản phẩm dịch vụ tài chính được cung cấp đa dạng ở khu vực thành thị, vẫn còn 70% dân số Việt Nam chưa được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tín dụng liên quan.
Độ bao phủ của các điểm cung cấp dịch vụ còn mỏng ở vùng sâu vùng xa là một trong những rào cản chính.
Lấy công nghệ làm nền tảng cốt lõi và mạng lưới tư vấn tự do khắp toàn quốc, một trong những mục tiêu quan trọng của MFast là kết nối các tổ chức tài chính và bảo hiểm với người dùng.
Các tổ chức tài chính là đối tác của MFast gồm Mirae Asset, CIMB, Mcredit, EasyCredit đối với mảng tín dụng cá nhân và PVI, PTI, BSH đối với mảng bảo hiểm.
Việc tập trung vào phân tích dữ liệu có thể giúp đội ngũ MFast đưa ra những gói dịch vụ tuỳ theo nhu cầu và khả năng chi trả của khách hàng, cũng là cách giúp giảm tỉ lệ nợ xấu, gian lận cho các đối tác.
Tiềm năng lớn của thị trường tài chính cá nhân và bảo hiểm tại Việt Nam được cho là lý do chính khiến Do Ventures cũng như Jafco Asia quyết định đầu tư vào MFast.
Ông Phan Thanh Long cho biết, công ty này đặt mục tiêu trở thành nền tảng hàng đầu Việt Nam trong việc kết nối các sản phẩm tài chính cá nhân và bảo hiểm phù hợp với người Việt.
Và trong tương lai, hệ sinh thái sản phẩm do MFast cung cấp sẽ mở rộng sang nhiều mảng dịch vụ tài chính khác.
Với 1,5 triệu USD đầu tư từ vòng huy động vốn lần này, MFast sẽ dùng để mở rộng độ tại các tỉnh, thành cũng như chi thêm vào công nghệ, hướng đến mở rộng hoạt động ra thị trường các nước Đông Nam Á.
Về Quỹ đầu tư, Do Ventures là Quỹ có quy mô 50 triệu USD, chuyên rót vốn vào giai đoạn đầu và đã đầu tư vào F99, Palexy và nền tảng công nghệ giáo dục Manabie.
Trong khi đó, Jafco Asia thuộc Jafco Co., Ltd - quỹ đầu tư mạo hiểm lớn tại Nhật Bản.
Jafco Asia có trụ sở tại Singapore, cũng là quỹ đầu tư mạo hiểm giai đoạn đầu chuyên đầu tư vào các công ty công nghệ và chưa có văn phòng tại Việt Nam.
-
Hạt nhựa EPS Việt Nam xuất sang Indonesia bị áp thuế tự vệ thêm 3 năm -
Tổng giám đốc Tập đoàn Bamboo Capital chia sẻ về chiến lược M&A -
Thoát "mác" anh bưu tá, Viettel Post trở thành công ty công nghệ logistics -
Kiến tạo giá trị hậu M&A -
Sản xuất tháng 11 tăng chậm lại vì cầu thế giới giảm -
Sự trỗi dậy của ngành công nghiệp đóng tàu và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam -
Tiềm năng lớn trong hợp tác doanh nghiệp Việt - Mỹ
- Vietnam Airlines mời chào giá Gói dịch vụ Sửa chữa và đại tu động cơ phụ APU 131-9A
- Agribank thông báo thời gian giao dịch ngoài giờ hành chính cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tùy thân
- Chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao cùng mỹ phẩm Cocoon và UNESCO-CEP
- Bà Rịa - Vũng Tàu tinh gọn để phát triển
- Giọng hát hay Hà Nội, sức hút của một biểu tượng âm nhạc Thủ đô
- FPT tăng tốc chinh phục thị trường AI Nhật Bản: Cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ