Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 29 tháng 04 năm 2024,
Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước mới là DNNN
Khánh An - 12/12/2014 09:13
 
() Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, khái niệm doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sẽ buộc tư duy về quản lý nhà nước với doanh nghiệp thay đổi rất lớn.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Tạo đột phá trong thoái vốn DNNN
Lương lãnh đạo DNNN: Trăm triệu không ai dị nghị
Tiền của DNNN Quốc hội phải biết, phải quyết
Nhiều DNNN chỉ bán cổ phần lấy lệ

Thưa ông, tại sao phải thay đổi khái niệm về DNNN trong Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)?

Tôi muốn có cách nhìn tổng quan hơn về DNNN. Xuất phát từ thực tiễn hình thành của khu vực DNNN tại Việt Nam, với vai trò được xác định là chi phối, dẫn dắt, chủ đạo…, chức năng, mục tiêu của cả khu vực, từng DNNN có những đặc thù, từ đó kéo theo những đặc quyền, đặc lợi.

   
  Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)  

Mặc dù chính sách không thể hiện sự phân biệt nào, nhưng thực tế cách ứng xử, quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương vẫn có phần ưu ái hơn cho DNNN, như trong việc tiếp cận vốn ngân hàng, đất đai của khu vực DNNN.

Chỉ xét doanh nghiệp có trên 50% phần vốn của Nhà nước, dù là doanh nghiệp (DN) cổ phần, nhưng theo định nghĩa của luật pháp hiện hành, thì vẫn là DNNN. Như vậy, các DN này bị áp đặt cơ chế như DN 100% vốn góp của Nhà nước.

Có nhiều tình huống xảy ra. Một là, các cổ đông ngoài nhà nước thường không phát huy được tính sáng tạo do áp lực của cổ đông nhà nước rất lớn.

Hai là, xét về mặt quản trị công ty, khi các quyền của cổ đông ngoài nhà nước không được thực hiện, không được đảm bảo, ngoài khả năng có thể vi phạm luật định, DN sau cổ phần hóa rất khó phát triển, khó cải thiện được quản trị DN. Bởi vậy, có thể nói rằng, DN dù là công ty cổ phần, nhưng vẫn rất đóng.

Ba là, việc coi DN có cổ phần nhà nước trên 50% là DNNN sẽ buộc DN này phải chịu những áp đặt như DNNN trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của các cổ đông…

Như vậy, việc xác định DNNN là doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước sẽ đẩy các DN cổ phần có vốn nhà nước ra khỏi vòng kiềm tỏa của cơ chế đặc thù cho DNNN, thưa ông?

Đúng vậy. Trong hệ thống quy định hiện hành, DNNN có những quyền và nghĩa vụ riêng. Đơn cử, theo quy định về thanh tra, kiểm toán thì DNNN là một đối tượng trong nhiệm vụ của thanh tra bộ, ngành, thanh tra Chính phủ hay Kiểm toán Nhà nước. Nhưng nếu là công ty cổ phần, việc kiểm toán sẽ có kiểm toán độc lập thực hiện và kết quả sẽ được công khai.

Khi khái niệm mới về DNNN có hiệu lực, những công ty cổ phần có vốn nhà nước nhỏ hơn 100% sẽ không phải thực hiện những quyền và những nghĩa vụ riêng có hay chịu áp đặt cách thức quản lý riêng với DNNN nữa. Đây là thay đổi lớn, căn bản để tạo nên thay đổi về quản trị doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả của DN sau cổ phần hóa.

Điều đó sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư chiến lược tham gia cổ phần hóa của DNNN?

Tôi tin là sẽ xuất hiện các nhà đầu tư thực sự, chứ không phải là các cổ đông kỳ vọng vào việc hưởng lợi ích từ vị trí đặc biệt của DNNN. Họ sẽ không bị lép vế trước các cổ đông nhà nước nữa, cho dù tỷ lệ cổ phần có thấp hơn. Quyền lợi, lợi ích của các cổ đông, khách hàng, đối tác của DN sau cổ phần hóa rõ ràng hơn, vì khi không còn là DNNN, các doanh nghiệp này sẽ phải đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các cổ đông theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp.

Cổ đông nhà nước cũng phải tuân thủ các quy định về quyền, nghĩa vụ của cổ đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc can thiệp của các cơ quan quản lý nhà nước với các DN này cũng phải tuân thủ luật định, không thể muốn là được như với DNNN.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào tổng số hơn 700 DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hiện hành, sau khi hoàn tất cổ phần hóa 432 DN vào năm 2015, thì theo khái niệm mới còn lại khoảng 300 DNNN. Số này chủ yếu là các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước, nắm giữ số vốn lớn…

Điều quan trọng nhất trong việc xác định rõ khái niệm DNNN là, những DN có ít hơn 100% vốn nhà nước, nhất là những DN có vốn nhà nước chiếm đa số, sẽ không có lý do đổ lỗi hiệu quả hoạt động kinh doanh kém là do đặc thù, do cơ chế áp đặt cho DNNN.

Bên cạnh đó, việc đánh giá hiệu quả DNNN cũng sẽ minh bạch, rõ ràng hơn. Trách nhiệm giải trình của đại diện chủ sở hữu với khu vực DNNN cũng minh bạch hơn.

Ngoài ra, năng lực đại diện chủ sở hữu sẽ phải thay đổi thực sự, đúng là vai trò nhà đầu tư, chứ không phải là cơ quan quản lý nhà nước. Tư duy quản lý của cơ quan quản lý nhà nước và cách thức quản lý nhà nước với DN có vốn nhà nước sẽ thay đổi căn bản.

Lãnh đạo DNNN nhận lương khủng: Chuột sa chĩnh vàng?

Lãnh đạo DNNN nhận lương khủng: Chuột sa chĩnh vàng?

() Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, TS. Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đồng tình cao với việc Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) dành một chương riêng quy định về doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, nhưng cần phải quy định cụ thể về nguyên tắc trả lương cho người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Cổ phần hóa DNNN: Không phải chỉ để thu tiền

Cổ phần hóa DNNN: Không phải chỉ để thu tiền

() Mối lo về khả năng hoàn thành cổ phần hóa (CPH) 432 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đúng tiến độ đang bị thay dần bằng nỗi lo chệch hướng. 

Lo cổ phần hóa DNNN không đúng hướng

Lo cổ phần hóa DNNN không đúng hướng

() Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nóng ruột với tốc độ thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư