Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Doanh nghiệp cà phê nội đang cựa mình
Thanh Vũ - 15/01/2015 08:45
 
Đại diện Tập đoàn Intimex - doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn nhất Việt Nam năm 2014 đã kịp “tranh thủ” mua gom được 7 nhà máy chế biến ở các địa phương, nhằm thực hiện chiến lược thu mua trực tiếp từ người dân.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Kinh Đô bán 'nồi cơm' bánh kẹo, đi tìm 'giấc mơ' Mỹ?
Cà phê của Ý được sản xuất tại Việt Nam
Tín Nghĩa trụ vững tốp 3 xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Tiềm năng đầu tư phát triển cây trồng tại Đắk Nông

Không những thế, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Intimex cho hay, để chuẩn bị sức cho cuộc cạnh tranh đang tới, Intimex đang tập trung đầu tư xuất khẩu hàng nông sản chất lượng cao. “Chúng tôi hiểu rằng, nếu không vượt qua được điều này, doanh nghiệp sẽ đối diện với rất nhiều rủi ro”, ông Đỗ Hà Nam cho biết.

DN cà phê nội đang nỗ lực để cải thiện cả về chất lượng cà phê xuất khẩu, xây dựng thương hiệu và giá cả.
DN cà phê nội đang nỗ lực để cải thiện cả về chất lượng cà phê xuất khẩu, xây dựng thương hiệu và giá cả.

Không chỉ các doanh nghiệp sản xuất, các nhà rang xay trong nước cũng đang quan tâm hơn đến chỉ dẫn địa lý như một dấu hiệu nhận biết quan trọng trong ngành. Câu chuyện của cà phê có xuất xứ mang thương hiệu “Cà phê Buôn Ma Thuột” là một ví dụ điển hình.

Giới chuyên gia nhìn nhận, đây là những tín hiệu tốt cho thấy, doanh nghiệp cà phê nội đang nỗ lực rất lớn để cải thiện cả về chất lượng cà phê xuất khẩu, xây dựng thương hiệu cà phê và giá cả.

Tuy nhiên, giới chuyên gia trong ngành vẫn lo vì dường như những cố gắng của doanh nghiệp nội mới chỉ là sự “cựa quậy”.

Theo ông Nguyễn Thanh Toàn, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Cafe Control, các công ty nước ngoài đã xây dựng các nhà máy chế biến với quy mô vừa và lớn tại hầu hết các tỉnh trọng điểm trồng cà phê của Việt Nam, để thu mua cà phê nhân và chế biến trực tiếp. “Các công ty này đầu tư trang thiết bị hiện đại, dây chuyền khép kín để chế biến cà phê thành phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trên thế giới”, ông Toàn cho biết.

Mặt khác, các công ty nước ngoài thu mua cà phê Việt Nam ngày càng quy định khắt khe hơn về các tiêu chuẩn chất lượng, quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng như Nestle 7.1, Nestle 7.2; cà phê có chứng nhận UTZ, 4C, Rainforest… Một số nhà rang xay trên thế giới còn trực tiếp mua hàng từ các nhà xuất khẩu Việt Nam, thay vì phải mua qua các công ty kinh doanh cà phê của nước ngoài.

Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam cho rằng, từ năm 2015, khi hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), các nước trong khu vực sẽ có thêm nhiều cơ hội đầu tư vào thị trường cà phê chế biến của Việt Nam. “Đây cũng là thách thức đối với doanh nghiệp chế biến cà phê của Việt Nam, khi phải cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực”, ông Tự nói.

Nhìn rộng hơn ra thế giới, ông Lương Văn Tự cho biết thêm, với việc Việt Nam đang đàm phán một loạt hiệp định thương mại tự do (FTA), thị trường cà phê sẽ tiếp tục được mở rộng cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài, nên cũng sẽ tạo thêm thách thức đối với doanh nghiệp nội địa.

Trước thực tế đó, sự cố gắng của một số doanh nghiệp cà phê trong nước là không đủ. Trước mắt, theo kiến nghị của ông Đinh Văn Khiết, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, Chính phủ cần có chính sách miễn, giãn hoặc giảm thuế; hỗ trợ lãi suất vốn vay đối với những dự án mà doanh nghiệp đầu tư mới trong thời gian sắp tới.

Đến lượt cà phê hòa tan Lào vào Việt Nam

(Baodautu.vn) Các thương hiệu cà phê hòa tan của Việt Nam như G7, Vinacafe... có thêm lý do để lo lắng vì thị trường vừa xuất hiện một nhãn hiệu mới. Đó là Dao Coffee được sản xuất và nhập về từ Lào.

Giá cà phê xuất khẩu tăng thêm 20%

Giá cà phê robusta giao dịch tại thị trường London đang có giá 1.800USD/tấn, tăng 300USD/tấn (20%) so với tháng trước.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư