
-
Huế: Hợp long cầu vượt cửa biển Thuận An
-
Hà Nội quyết chi gần 12.000 tỷ đồng cho dự án cầu Ngọc Hồi
-
Sôi động những công trường cao tốc “không nghỉ” lễ
-
Hành trình phát triển ấn tượng của Việt Nam và tầm nhìn sau 50 năm thống nhất
-
Giao VEC là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án mở rộng đoạn cao tốc TP.HCM - Long Thành -
Hà Nam: Khởi công dự án nhà ở xã hội 18,4 triệu USD tại KCN Đồng Văn I mở rộng
Thứ nhất, tuy xuất khẩu lớn, nhưng khối doanh nghiệp FDI cũng nhập khẩu nhiều. Phần lớn kim ngạch xuất khẩu của họ tập trung vào nhóm hàng có tỷ lệ gia công lớn, như điện thoại, điện tử, dệt may, da giày…
![]() | ||
Doanh nghiệp FDI góp hơn 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu 84,8 tỷ USD của 8 tháng đầu năm 2013 |
Đó là những nhóm hàng có giá trị gia tăng không cao, nên lợi ích mà Việt Nam được hưởng không nhiều. Không ít lần, các chuyên gia kinh tế đã cho rằng, nếu không nhanh chóng phát triển công nghiệp phụ trợ, thì Việt Nam mãi chỉ là công xưởng làm thuê.
Thứ hai, nhìn vào nhóm hàng xuất khẩu chủ lực trên, có thể thấy, nếu trước đây, doanh nghiệp Việt Nam chiếm ưu thế khá lớn trong gia công hàng dệt may, da giày, thì nay lợi thế này lại thuộc về doanh nghiệp FDI.
Cụ thể là khối DN này chiếm tới 60% hàng dệt may, 77% hàng giày dép xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm.
Không thể phủ nhận, sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI khiến doanh nghiệp trong nước phải nhìn lại mình và tự nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhưng khi doanh nghiệp FDI vào ngày càng nhiều, thì sự lép vế của doanh nghiệp trong nước là điều nhìn thấy rõ. Thị trường của không ít doanh nghiệp nội đã bị mất vào tay doanh nghiệp ngoại.
Chính vì thế, câu hỏi đặt ra là, nên chăng những lĩnh vực mà doanh nghiệp Việt có lợi thế, có năng lực cạnh tranh, như dệt may, da giày, thì nên dành đất cho doanh nghiệp nội, bởi Việt Nam có quyền lựa chọn dự án đầu tư nào có lợi nhất cho kinh tế - xã hội quốc gia.
Thứ ba, trong sự thắng thế của doanh nghiệp FDI, thì càng lộ rõ sự yếu kém của doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, về năng lực cạnh tranh, về sự chậm thích nghi với những biến động của kinh tế thế giới và về khả năng tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Trong 8 tháng đầu năm, các doanh nghiệp trong nước chỉ xuất khẩu được 28,7 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm gần 34% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Nông sản hàng hóa là mặt hàng xuất khẩu chính của doanh nghiệp nội, nhưng năng lực cạnh tranh cũng không cao, giá xuất khẩu thấp đáng kể so với sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác. Chuyện xuất thô vẫn khá phổ biến, vì thế, giá trị mang về chưa lớn như kỳ vọng.
Bởi vậy, tăng cường đầu tư cho công nghiệp chế biến là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh đó, cần có các giải pháp hữu hiệu tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, nhằm vực dậy nền sản xuất trong nước đang trì trệ, èo uột sau gần 5 năm chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Nguyên Đức

-
Hành trình phát triển ấn tượng của Việt Nam và tầm nhìn sau 50 năm thống nhất -
Giao VEC là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án mở rộng đoạn cao tốc TP.HCM - Long Thành -
Hà Nam: Khởi công dự án nhà ở xã hội 18,4 triệu USD tại KCN Đồng Văn I mở rộng -
Thông nhánh hầm đường bộ dài nhất cao tốc Bắc - Nam phía Đông -
Quảng Ngãi thông qua quy hoạch 2 khu công nghiệp, dịch vụ rộng hơn 3.300 ha -
Động thổ xây dựng cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành kết nối Bình Phước với Đắk Nông -
Kon Tum lập quy hoạch Khu công nghiệp sản xuất, chế biến dược liệu tập trung
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025