
-
FIR quay lại đường đua lợi nhuận, mạnh tay giảm dư nợ hơn 200 tỷ đồng
-
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp
-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam
-
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất
![]() |
Doanh nghiệp ngành dệt may, da giày lo ngại thêm gánh nặng chi phí khi sửa Điều 35, Nghị định 08/2015/NĐ-CP. Ảnh: Đức Thanh |
Lo tăng thêm chi phí đầu vào
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến các bộ, ngành có liên quan để tổng hợp, trình Chính phủ các phương án xử lý khi bãi bỏ điểm c, khoản 1, Điều 35, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
Để công tác quản lý nhà nước về hải quan được thống nhất, Bộ Tài chính đề xuất chính sách thay thế khi không thực hiện thủ tục hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 35, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP (hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam).
Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho rằng, việc bãi bỏ quy định xuất nhập khẩu theo dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định số 08 sẽ làm tăng chi phí đầu vào của nhà sản xuất, dẫn đến giá thành hàng hóa sản xuất, gia công tại Việt Nam tăng.
“Nếu bãi bỏ chính sách này, Việt Nam sẽ khó giữ vị thế là điểm đến hấp dẫn đầu tư của các thương hiệu quốc tế”, EuroCham nêu.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) lo ngại, nếu bỏ quy định về xuất nhập khẩu tại chỗ sẽ gây xáo trộn rất lớn, các doanh nghiệp đã khó càng khó hơn. Về phía Nhà nước cũng phải sửa đổi luật pháp liên quan như Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Thương mại; Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản hướng dẫn thi hành...
Tại buổi làm việc với các doanh nghiệp da giày cuối tháng 4/2024, ông Lê Anh Sơn, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) thông tin, thời gian qua, các doanh nghiệp băn khoăn về việc sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP về bỏ điểm c, khoản 1, Điều 35. Khi bỏ nội dung này liên quan đến thuế và khái niệm xuất khẩu tại chỗ.
“Bộ Công thương đã có văn bản gửi Bộ Tài chính, cụ thể là Tổng cục Hải quan, để đánh giá lại những tác động này. Cục Xuất nhập khẩu sẽ theo dõi sát sao và có ý kiến khi có động thái liên quan”, ông Sơn nói.
Kiến nghị giữ nguyên quy định hiện hành
Giữ nguyên hiệu lực của Điều 35, Nghị định 08, bao gồm điểm c, nhằm duy trì thực hiện việc xuất nhập khẩu tại chỗ là kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam.
Mới nhất, ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO), Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Thái Bình (TBS Group) cho biết: “Chúng tôi đã có Công văn góp ý gửi Tổng cục Hải quan đề nghị xem xét chưa nên thay đổi Điều 35, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP về xuất nhập khẩu tại chỗ vì điều này có thể gây nên những khó khăn mới cho doanh nghiệp”.
Tương tự, các doanh nghiệp dệt may cũng đề nghị giữ nguyên quy định hiện hành và cho phép làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ thực hiện bình thường với hoạt động mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp Việt Nam với các tổ chức, cá nhân nước ngoài (có hiện diện hoặc không hiện diện tại Việt Nam) và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với một doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
Bỏ quy định doanh nghiệp phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu tại chỗ cho hàng hóa nhập khẩu phục vụ sản xuất xuất khẩu (cần bình đẳng với quy định đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để gia công xuất khẩu) tránh tình trạng đọng vốn của doanh nghiệp khi chờ hoàn thuế.
Được biết, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã chỉ đạo Cục Xuất nhập khẩu chủ trì, phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị giải quyết nội dung sửa đổi bổ sung Điều 35, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP về xuất nhập khẩu tại chỗ.
-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp -
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam -
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất -
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam -
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên -
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang