
-
ThaiBinh Seed khánh thành cơ sở quy mô 10.000 m2 tại Quảng Nam
-
Dệt may kiến nghị nhiều giải pháp trước loạt khó khăn về thuế đối ứng của Mỹ
-
Kết nối hợp tác cho hơn 30 doanh nghiệp tại thị trường Hàn Quốc
-
BSR đạt đồng thời chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU
-
Khánh thành Cảng Container quốc tế Hateco Hải Phòng -
EVNGENCO1 tập trung sản xuất điện cho cao điểm mùa khô
![]() |
44% số doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng, kết quả kinh doanh cơ bản sẽ tốt lên sau 5 năm nữa |
Trong năm 2015, mặc dù kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn phục hồi khá ấn tượng. Dưới góc nhìn của khối doanh nghiệp lớn, có đóng góp nhất định vào tốc độ phát triển chung của nền kinh tế, hầu hết đánh giá tích cực về những thành quả đã đạt được trong năm qua.
Cụ thể, có đến 57% doanh nghiệp được kháo sát cho biết, tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh của họ trong năm 2015 có chuyển biến tích cực.
Với dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt 6,7% và tốc độ tăng CPI dưới 5%, gần một nửa số doanh nghiệp được hỏi lạc quan và tin tưởng vào tình hình sản xuất - kinh doanh trong quý I/2016 cũng như 5 năm tới. Theo đó, trong ngắn hạn, tổng thể tình hình sản xuất - kinh doanh được 48,1% doanh nghiệp nhận định sẽ tăng lên; 9% đánh giá bi quan và số còn lại cho rằng, hoạt động của họ về cơ bản giữ mức ổn định như năm 2015.
Về dài hạn, 44% số doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng, kết quả kinh doanh cơ bản sẽ tốt lên sau 5 năm nữa.
Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam cho biết, họ lạc quan trước ảnh hưởng của hầu hết các cam kết của TPP đến hoạt động sản xuất - kinh doanh. Trong đó, các cam kết về cạnh tranh (bao gồm các nguyên tắc chống độc quyền, tăng cường cạnh tranh lành mạnh) được 88% doanh nghiệp đồng tình.
Các cam kết quan trọng khác đều nhận được sự đồng tình của các doanh nghiệp. Như cam kết về việc doanh nghiệp nhà nước phải cạnh tranh theo nguyên tắc bình đẳng, công bằng với các doanh nghiệp tư nhân nhận được 86,4% số doanh nghiệp được hỏi đồng tình; mở cửa thị trường hàng hóa, cắt giảm thuế quan nhận được 78,4%; hay cam kết về môi trường, lao động phát triển bền vững có 71,4% doanh nghiệp đồng tình.
Một điểm khá bất ngờ là, khi được hỏi về khả năng cạnh tranh với các đối thủ thuộc khối TPP, các doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra tự tin vào tiềm lực và khả năng của mình. Trong đó, doanh nghiệp Việt Nam tự tin nhất vào yếu tố nguồn cung ổn định, khi không có doanh nghiệp nào cho rằng đây là bất lợi khi tham gia TPP.
Bản báo cáo cũng chỉ ra những giải pháp ưu tiên hỗ trợ từ Chính phủ khi Việt Nam tham gia TPP. Trong đó, giải pháp “Đơn giản hóa và giảm gánh nặng của các thủ tục hành chính vào các doanh nghiệp” đứng đầu, với 77% doanh nghiệp được hỏi đồng tình. Hai giải pháp tiếp theo có tỷ lệ đồng tình ở mức 75,9% là “Nâng cao tính hiệu lực và minh bạch của các quy định, chính sách” và “Đảm bảo ổn định vĩ mô”.
Các giải pháp còn lại là “Tăng cường hỗ trợ thông qua gói hỗ trợ tín dụng, ưu đãi đầu tư và ưu đãi thuế” và “Cải thiện cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải” chiếm tỷ lệ lần lượt là 64,8% và 63%.

-
Khánh thành Cảng Container quốc tế Hateco Hải Phòng -
EVNGENCO1 tập trung sản xuất điện cho cao điểm mùa khô -
DragonGroup hợp tác với Agribank Bắc Thái Bình triển khai dự án khu công nghiệp tại Hà Tĩnh -
Vinataba đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba -
Bài học từ sự thất bại của start-up Vua Cua -
Hòa Phát động thổ nhà máy ray; CIENCO4 muốn làm đường sắt; Novaland dự kiến tiếp tục lỗ -
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 3 hợp tác xã lọt top 300 hợp tác xã đứng đầu thế giới
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort