
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
-
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan
-
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025 -
Mỹ đưa hơn 50 công ty Trung Quốc vào danh sách hạn chế tiếp cận AI, bán dẫn
![]() |
100 công ty trong rổ chỉ số S&P Composite 1500 cho biết sẽ cho nhân viên tạm nghỉ vì dịch Covid-19. Ảnh: AFP |
Theo kế hoạch chốt số sách kế toán quý I/2020, các doanh nghiệp lớn ở Mỹ chuẩn bị công bố thông tin hoạt động trong quý và dự tình hình cả năm 2020 tới các nhà đầu tư.
Dịch Covid-19 là tác nhân khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới đóng cửa. Nó cũng là tác nhân châm ngòi làn sóng sa thải nhân viên và cho nhân viên tạm nghỉ việc, khiến số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng kỷ lục lên 17 triệu trong vòng 3 tuần. Dịch bệnh cũng đặt doanh nghiệp Mỹ vào tình thế phải gồng mình tích trữ tiền mặt.
Để đánh giá tác động của dịch bệnh tới doanh nghiệp Mỹ, Tạp chí Phố Wall, với sự hỗ trợ của công cụ theo dõi dữ liệu MyLogIQ, đã phân tích hồ sơ của các công ty niêm yết trong rổ chỉ số S&P Composite 1500 - nhóm doanh nghiệp chiếm khoảng 90% vốn hóa thị trường Mỹ.
Kết quả cho thấy, tính đến ngày 10/4, gần 300 công ty đã rút lại chỉ tiêu kinh doanh năm 2020, còn 175 công ty hoãn kế hoạch mua cổ phiếu quỹ hoặc giảm cổ tức. Ngoài ra, 100 công ty với tổng số 3 triệu nhân viên cho biết sẽ cho nhân viên tạm nghỉ vì dịch Covid-19.
Trong đó, hàng không là lĩnh vực đứng đầu về số doanh nghiệp rút lại chỉ tiêu kinh doanh năm 2020, theo sau là khối doanh nghiệp bán lẻ.
Đáng kể, các doanh nghiệp Mỹ có chuỗi cung ứng then chốt đặt tại Trung Quốc là những doanh nghiệp đầu tiên rút lại chỉ tiêu kinh doanh năm 2020. Trong đó, hàng không và khách sạn là 2 ngành về số doanh nghiệp rút lại dự báo kết quả tài chính năm 2020 sau khi nhiều nước trên thế giới áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại.
Nhiều doanh nghiệp Mỹ vội đóng cửa hoặc hạn chế cung cấp dịch vụ, trong khi các công ty khác vội vã rút cạn các hạn mức tín dụng hiện có hoặc tìm kiếm các khoản tín dụng mới. Gần 260 công ty đã có các động thái tín dụng trên trong 1 tháng qua, khiến nợ mới tăng gần 221 tỷ USD. Điển hình, trong cùng 1 ngày, hãng ô tô Ford đã công bố nhiều thay đổi tài chính, kể cả rút tín dụng.
Cũng theo ghi nhận của Tạp chí Phố Wall, khoảng 70 công ty Mỹ đã hoãn thanh toán cổ tức còn 103 công ty khác hủy bỏ kế hoạch mua cổ phiếu quỹ để bảo toàn tiền mặt.
Doanh nghiệp trong lĩnh vực tiêu dùng và dịch vụ, bao gồm các hãng hàng không, khách sạn và nhà bán lẻ, chiếm tỷ trọng lớn trong nhóm doanh nghiệp hoãn trả cổ tức và hủy mua cổ phiếu quỹ. Đáng nói, Delta Air Lines là hãng hàng không đầu tiên hoãn mua cổ phiếu quỹ, còn tập đoàn khách sạn Marriott cho biết sẽ hoãn kế hoạch chi trả cổ cổ tức tháng 3 cho đến khi tình hình được cải thiện.

-
Nhà Trắng: Thuế quan "có đi có lại" sẽ có hiệu lực ngay lập tức -
Lạm phát ở Eurozone giảm còn 2,2% -
33,3% dân số ở Hàn Quốc sử dụng AI tạo sinh -
Lý do Mỹ và Ukraine chưa thể ký kết thỏa thuận khoáng sản đất hiếm -
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce -
Thuế quan "có đi có lại" là gì? Nền kinh tế nào bị ảnh hưởng nặng nề nhất? -
Kinh tế Mỹ với nỗi lo đình lạm
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
-
Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ 3: Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower