
-
ASART tin vào triển vọng dài hạn của Việt Nam
-
Đại sứ Thụy Sĩ cảm thấy tự hào sau chuyến thăm nhà máy Sika Việt Nam
-
Khi nào nhà sáng lập nên từ bỏ start-up của mình?
-
LEGO đặt văn phòng tại Bình Dương chuẩn bị vận hành nhà máy vào năm sau
-
Ông Nguyễn Văn Thân tiếp tục giữ chức Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa -
Loạt doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời mái nhà xin miễn đăng ký môi trường
Doanh nghiệp ngành xây dựng hưởng lợi khi Việt Nam trở thành trung tâm công nghiệp của khu vực Đông Nam Á. |
Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố Top 10 Công ty uy tín ngành Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2019. Theo đó, Coteccons đứng ở vị trí số 1 trong Top 10 nhà thầu xây dựng uy tín. Các vị trí tiếp theo trong Top 10 lần lượt thuộc về Hòa Bình Corp, Unicons, Vinaconex, Phục Hưng Holdings, Ricons, Newtecons, Fecon, Delta và Udic.
Báo cáo của Vietnam Report nhận định, sau giai đoạn 2015 - 2017 tăng trưởng tích cực nhờ sự phục hồi của thị trường bất động sản, nhiều công ty xây dựng, đặc biệt hoạt động trong phân khúc nhà ở và thương mại cho rằng, họ đã trải qua một năm 2018 kinh doanh thành công.
Thị trường vật liệu xây dựng cũng theo đó phát triển ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu trong nước. Theo số liệu tổng hợp, toàn ngành đã sản xuất và tiêu thụ 95 triệu tấn xi măng; sản xuất và tiêu thụ gần 705 triệu m2 gạch ốp lát; sản lượng sản xuất và tiêu thụ sứ vệ sinh đạt khoảng 16 triệu sản phẩm; trên 16 triệu m2 đá ốp lát.
Tuy nhiên, tăng trưởng lợi nhuận của các công ty xây dựng có xu hướng giảm do giá nguyên vật liệu tăng mạnh và cạnh tranh gay gắt khiến biên lợi nhuận gộp hầu hết các doanh nghiệp xây dựng đều giảm. Theo ước tính, tổng lợi nhuận ròng nhóm xây dựng và vật liệu cơ bản giảm 26% so với năm 2017.
Năm 2019, ngành xây dựng - vật liệu xây dựng được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng nhưng không vượt trội như các năm trước đó. Trong đó, nhu cầu về xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng giao thông sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, và tiếp tục tăng trong vòng 10 năm tới nhờ vào xu hướng đô thị hóa đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ.
Theo nghiên cứu, Việt Nam là một trong những thị trường cận biên đang phát triển với tốc độ nhanh, trong đó đầu tư cơ sở hạ tầng luôn được xem là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Số liệu thống kê cho thấy chi phí cho các công trình xây dựng cơ bản chiếm khoảng 25% tổng chi tiêu Chính phủ từ năm 2015 - 2018.
Xây dựng công nghiệp được xem là điểm sáng trong năm 2019 trước bối cảnh quỹ đất nội đô ngày càng thu hẹp, cạnh tranh xây dựng các dự án nhà ở ngày càng khốc liệt hơn, trong khi Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm công nghiệp mới của khu vực Đông Nam Á.

-
TKV đẩy mạnh sản xuất nhằm đảm bảo cấp than cho khách hàng -
Ông Nguyễn Văn Thân tiếp tục giữ chức Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa -
Bộ Công thương muốn siết xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc -
Loạt doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời mái nhà xin miễn đăng ký môi trường -
Khung giá thấp khiến nhà đầu tư năng lượng tái tạo nản lòng -
Kiến nghị tháo gỡ bất cập về cấp Giấy xác nhận nguyên liệu hải sản xuất khẩu -
VEC được giao đạt doanh thu 4.957 tỷ đồng trong năm 2023
-
Agribank Thái Bình kí kết hợp tác với Công ty Jeil Jersey Vina
-
Ngành vật liệu xây dựng và Top 10 Công ty Vật liệu xây dựng năm 2023
-
Kick-off Crystal Holidays Harbour Vân Đồn: Tổ hợp nghỉ dưỡng - giải trí - giao thương tiên phong tại Việt Nam
-
Ấm áp hành trình “Tháng Ba biên giới” cùng C.P. Việt Nam
-
FPT mở văn phòng tại Hàn Quốc, nhắm tới tỷ USD doanh thu từ nước ngoài
-
Bắt trọn vẻ đẹp Việt cùng Mường Thanh