
-
EVNNPT phấn đấu hoàn thành 800 sáng kiến giai đoạn 2025-2028
-
Từ ngày 5/5, Bộ Công thương là đầu mối cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
-
Tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực vốn, đất đai, nhân lực
-
Công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng tháng 4/2025
-
Bộ Công thương sẽ kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu -
Doanh nhân Việt: Nửa thế kỷ viết nên khát vọng
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn ngay sau Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2014 vừa diễn ra, ông Hà Văn Thắng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần 26-3 Hòa Bình cho biết, ông đang chờ đợi hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính về việc cho phép doanh nghiệp sử dụng nợ chưa được thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã được ghi trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm để khấu trừ phần thuế giá trị gia tăng phải nộp.
![]() | ||
DN ngóng văn bản hướng dẫn cụ thể những kiến nghị đã được cam kết sẽ xử lý ngay tại hội nghị Thủ tướng gặp DN |
“Doanh nghiệp sẽ không nắm rõ được khoản nợ nào của mình có trong dự toán ngân sách nhà nước. Để thực hiện được việc này, Bộ Tài chính cần sớm hướng dẫn cụ thể quy trình và thủ tục để khấu trừ”, ông Thắng đặt vấn đề.
Khi phát biểu về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng đã nhấn mạnh rằng, chỉ có thể sử dụng khoản nợ xây dựng cơ bản được ghi trong dự toán hàng năm để khấu trừ phần thuế phải nộp của doanh nghiệp. Với các khoản nợ xây dựng cơ bản khác thì không có nguồn để xử lý theo phương án này.
Hiện tại, với các doanh nghiệp là nhà thầu xây lắp, ngành thuế thu thuế giá trị gia tăng theo kết quả nghiệm thu giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Tuy nhiên, kể cả khi chủ đầu tư là cơ quan nhà nước chậm thanh toán khối lượng đã hoàn thành hàng năm, thậm chí có công trình nợ nhiều năm, thì doanh nghiệp vẫn phải nộp thuế ngay sau khi có văn bản nghiệm thu khối lượng.
Đó là chưa kể 20% giá trị hợp đồng phải chờ có văn bản quyết toán của cấp có thẩm quyền mới có kế hoạch vốn, mà mục này theo các doanh nghiệp thì thường nợ 2 - 3 năm, thậm chí có trường hợp lên tới 7 năm sau mới được giải quyết. Đây là lý do mà bà Phạm Thị Hồng Thái, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Nghệ An gọi là nghịch cảnh, khi doanh nghiệp buộc phải vay ngân hàng để nộp thuế nhằm tránh bị phạt. “Càng chậm nộp, tiền phạt càng tăng”, bà Thái than phiền và đề nghị trực tiếp với Thủ tướng Chính phủ cho phép doanh nghiệp dùng tiền nợ để trừ vào tiền thuế phải nộp.
Đây không phải là lần đầu tiên, vấn đề này được các doanh nghiệp đặt ra. Các doanh nghiệp cũng đã yêu cầu các cơ quan tập trung thẩm định quyết toán nhanh để tránh tình trạng tồn kho tới 20% số tiền được nhận như hiện tại.
Trước đó, Bộ Tài chính cũng cho phép những doanh nghiệp chưa được thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã được ghi trong dự toán ngân sách nhà nước, thì được xem xét gia hạn nộp thuế. Tuy nhiên, thời gian gia hạn nộp thuế không quá 1 năm, hoặc tối đa là 2 năm nếu thuộc trường hợp bất khả kháng, nhưng phải được Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Trong phần trả lời trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Đinh Tiến Dũng cũng cho biết sẽ đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép miễn giảm tiền phạt do chậm nộp thuế.
Liên quan việc hoàn thuế, các doanh nghiệp đang chờ đợi hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc loại bỏ quy định thời hạn 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu cuối cùng đối với hàng hoá thuộc tờ khai nhập khẩu đề nghị không thu thuế xuất khẩu. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp đang chịu phạt vì quy định này, do không hoàn tất hồ sơ trước 60 ngày, cho dù vẫn nằm trong thời hạn 275 ngày theo quy định đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Ngoài ra, để giảm thiểu chi phí phát sinh của doanh nghiệp khi áp dụng quy định mới, Bộ Tài chính cũng cho biết sẽ chỉ thu phí lệ phí cho tờ khai đầu tiên của lô hàng. Với một lô hàng có trên 50 dòng hàng được khai báo trên nhiều hồ sơ, cơ quan hải quan cũng chỉ yêu cầu người khai xuất trình, nộp 1 bộ hồ sơ hải quan và người khai cũng chỉ cần lưu giữ 1 bộ tương ứng với các tờ khai đã khai báo. Hiện tại, một tờ khai hải quan chỉ cho phép tối đa 50 dòng hàng. Tuy nhiên, khai một lô hàng của doanh nghiệp lại cần tới 300 - 500 dòng.
Có thể thấy, trong số 25 ý kiến lớn, nhỏ mà Bộ Tài chính đã trả lời doanh nghiệp, nhiều câu trả lời là tiếp thu. Song, đúng như ông Thắng chia sẻ, mối quan tâm của các doanh nghiệp hiện tại là bao giờ có hướng dẫn và việc thực thi sẽ như thế nào.
Trước đó, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn thuế Việt Nam cũng bày tỏ quan ngại về sự không rõ ràng và nhất quán trong các văn bản hướng dẫn. “Chúng tôi thấy, Bộ Tài chính có nhiều công văn trả lời vướng mắc, nhưng vẫn vướng vì chưa rõ ràng. Nếu chưa hiểu đúng, thì rủi ro cho doanh nghiệp là rất lớn”, bà Cúc nói.
TIN LIÊN QUAN | |
Thủ tướng Chính phủ xin lỗi người nộp thuế | |
300 doanh nghiệp dân doanh gặp Thủ tướng Chính phủ | |
Ưu đãi thuế KCN có nên phân biệt địa bàn? |
Khánh An
-
Công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng tháng 4/2025 -
Bộ Công thương sẽ kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu -
Doanh nhân Việt: Nửa thế kỷ viết nên khát vọng -
Quý I/2025, doanh thu và lợi nhuận hợp nhất tăng cao, Vietjet tiếp tục mở rộng mạng bay quốc tế -
Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân: Mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 -
TKV điều hành linh hoạt, doanh thu tháng 4 đạt trên 16.100 tỷ đồng -
Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì trước quy định mới về quản trị dữ liệu?
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
-
Vinhomes và CapitaLand Development hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực bất động sản
-
VietinBank - Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới