
-
Hà Nội đầu tư hơn 330 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 419
-
Chính thức công bố mở bến cảng số 3 - Khu bến cảng Lạch Huyện
-
Khánh Hòa động thổ khu công nghiệp hơn 1.800 tỷ đồng tại Khu kinh tế Vân Phong
-
Quảng Bình cho ACV thuê gần 30.000 m2 đất để mở rộng sân bay Đồng Hới
-
Doanh nghiệp quan tâm đầu tư nhiều dự án lớn tại Quảng Nam -
Singapore là đối tác có vốn đầu tư FDI lớn nhất tại Quảng Nam
Thông tin này được các nhà đầu tư Nhật Bản cho biết tại Hội nghị đối thoại giữa Chính quyền TP.HCM với Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM (JCCH) ngày 9/12.
Tại hội nghị thông tin về hình hình đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM, ông Quách Ngọc Tuấn, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố cho biết, tính từ đầu năm đến đầu tháng 12/2024, số vốn đầu tư mới của doanh nghiệp Nhật Bản vào Thành phố là 3,55 triệu USD.
Tính lũy kế đến nay, tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào TP.HCM là 8,53 tỷ USD, đứng thứ 3/127 quốc gia đầu tư vào thành phố.
Thông tin đến các nhà đầu tư về định hướng đầu tư của Thành phố trong thời gian tới, ông Tuấn cho biết, Thành phố định hướng thu hút đầu tư các công nghệ cao như công nghiệp bán dẫn; tự động hóa, công nghệ Al…
Ngoài ra, Thành phố đang huy động các nguồn lực, thu hút đầu tư để trở thành trung tâm tài chính quốc tế.
![]() |
Các nhà đầu tư Nhật Bản phản ánh một số vấn đề còn vướng mắc khi đối thoại với lãnh đạo TP.HCM |
Về phía các nhà đầu tư, ông Nozaki Takao, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM (JCCH) cho biết, từ tháng 4/2024 đến nay, JCCH đã chào đón thêm 56 doanh nghiệp hội viên mới, nâng tổng số hội viên lên 1.078 công ty và đang tiệm cận đến con số 1.100 công ty.
Với quy mô như hiện nay, JCCH tiếp tục giữ vững ngôi vị thứ ba trong tổng số gần 100 Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại các quốc gia trên thế giới. Trong số hơn 1.000 hội viên thì cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản có trụ sở tại TP. HCM chiếm khoảng 70% với 727 doanh nghiệp.
Ông Nozaki Takao đánh giá, với sự tăng trưởng về dân số cũng như thu nhập bình quân đầu người, trong những năm gần đây tăng cao, TP.HCM trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư Nhật Bản ở lĩnh vực dịch vụ.
Đối với cơ sở hạ tầng, sắp tới đây tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) sẽ chính thức đi vào hoạt động, và mở ra việc phát triển đô thị dọc tuyến metro. “Các doanh nghiệp Nhật Bản với bề dày kinh nghiệm và sở hữu các công nghệ tiên tiến có thể sẽ đóng góp cho sự phát triển đô thị dọc tuyến metro số 1” ông Nozaki Takao nói .
Nói về xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản hiện nay, ông Nakagawa Motohisa, Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban Môi trường kinh doanh của JCCH cho biết, doanh nghiệp Nhật Bản đang có xu hướng dịch chuyển đầu tư từ lĩnh vực sản xuất chế tạo sang lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là bán lẻ.
Tuy nhiên, hiện nay việc đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ của doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM đang gặp vướng mắc.
Ông Nakagawa Motohisa nêu rằng, một số doanh nghiệp Nhật Bản khi xin giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ thứ hai trở đi đã thỏa mãn một số điều kiện nhất định thì theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP vẫn phải đáp ứng tiêu chí kiểm tra kinh tế (ENT).
Theo điều khoản bảo lưu liên quan đến đầu tư dịch vụ của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực thì Việt Nam sẽ bãi bỏ yêu cầu về kiểm tra kinh tế từ ngày 14/1/2024.
Thế nhưng, đến tháng 8/2024, các nhà đầu tư Nhật Bản là thành viên hiệp định CPTPP hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ khi thành lập cơ sở bán lẻ thứ hai trở đi tại TP.HCM vẫn phải thực hiện yêu cầu này. Điều này là trái với hiệp định CPTPP và Luật Điều ước quốc tế 108.
Phía JCCH đề nghị Sở Công thương TP.HCM tuân thủ theo hiệp định CPTPP và Luật Điều ước quốc tế 108 để bãi bỏ kiểm tra kinh tế đối với các nhà đầu tư Nhật Bản khi thành lập cơ sở bán lẻ thứ hai trở đi trên địa bàn Thành phố.
Sau khi lắng nghe ý kiến của các nhà đầu tư Nhật Bản, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan khẳng định, những vướng mắc của doanh nghiệp Nhật Bản liên quan đến môi trường đầu tư kinh doanh sẽ được chính quyền Thành phố giải quyết trong thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết một cách sớm nhất.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cũng đề nghị các nhà đầu tư Nhật Bản phải có định hướng chuyển đổi sang ngành công nghệ cao để đáp ứng với định hướng, mục tiêu phát triển xanh của Thành phố.
“Mong rằng các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tiếp tục tin tưởng và chọn lựa TP.HCM là nơi đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh và có thể xem đây như ngôi nhà thứ hai” ông Võ Văn Hoan nhấn mạnh.

-
Quảng Ninh: Khai trương Tổ hợp Văn phòng dịch vụ KCN Bắc Tiền Phong -
Quảng Bình cho ACV thuê gần 30.000 m2 đất để mở rộng sân bay Đồng Hới -
Doanh nghiệp quan tâm đầu tư nhiều dự án lớn tại Quảng Nam -
Singapore là đối tác có vốn đầu tư FDI lớn nhất tại Quảng Nam -
ĐBSCL đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm -
Intel sẽ nghiên cứu chính sách mới của Việt Nam để triển khai các dự án đầu tư -
Đồng Tháp yêu cầu chủ đầu tư chịu trách nhiệm về kết quả giải ngân của từng dự án
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/4
-
2 Thị trường ghi nhận thêm 77 lô trái phiếu có vấn đề, trị giá 5.540 tỷ đồng
-
3 [Ảnh] Thiên đường du lịch Hồ Tràm hoang vắng sau cơn sốt bất động sản
-
4 TP.HCM chuẩn bị thực hiện thêm 2 dự án TOD dọc tuyến metro số 2
-
5 Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Cơ hội để Hải Phòng bứt phá
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
-
Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ 3: Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower
-
Herbalife Việt Nam tham gia tài trợ Giải vô địch quốc gia marathon Tiền Phong năm thứ năm liên tiếp