
-
Ông Đỗ Tiến Hùng được bổ nhiệm làm Giám đốc Điện lực Hà Tĩnh
-
Vicem Hải Vân gia công sản phẩm cho Vicem Hoàng Thạch
-
Doanh nghiệp khởi nghiệp tìm điểm tựa từ Nghị quyết 68
-
Doanh nghiệp nhỏ còn chần chừ với AI vì chi phí cao
-
Một start-up AI tạo sinh Việt Nam gọi vốn thành công 10 triệu USD -
Nửa đầu năm, TKV tiêu thụ 21,4 triệu tấn than
![]() |
Nông sản Việt Nam ngày càng phổ biến tại thị trường Nhật |
6 tháng năm 2021, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của nước ta với thị trường Nhật Bản tiếp tục được duy trì, với kim ngạch đạt trên 10 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, đã có 3 nhóm hàng xuất khẩu sang Nhật Bản đạt kim ngạch lớn trên 1 tỷ USD, bao gồm: Dệt may đạt trên 1,57 tỷ USD, chiếm 15,63% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang Nhật Bản, giảm 4,45%.
Nhóm phương tiện vận tải đạt 1,32 tỷ USD, tăng 26,44% so với cùng kỳ, chiếm 13,1%; máy móc thiết bị phụ tùng 1,29 tỷ USD, chiếm 12,89%, tăng 34,2%.
Bám đuổi sát 3 mặt hàng trên 1 tỷ USD là sản phẩm gỗ đạt 704 triệu USD, tăng 17%, giày dép đạt trên 510 triệu USD, tăng 7%, thủy sản 679 triệu USD, tăng 0,92%...
Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu sang Nhật Bản 6 tháng năm nay so với cùng kỳ năm 2020, thì phần lớn các loại hàng hóa đều tăng kim ngạch; sắt thép các loại tăng 128,5%, đạt 75,3 triệu USD; chất dẻo nguyên liệu tăng 54,9% đạt 48,1 triệu USD; sản phẩm từ cao su tăng 48,7%, đạt 101 triệu USD; dây điện và dây cáp điện tăng 27,2%, đạt 190,6 triệu USD; kim loại thường khác và sản phẩm tăng 30,9%, đạt 145,3 triệu USD; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 38,1%, đạt 43,3 triệu USD...
Như vậy, sau năm 2020 chịu tác động trực tiếp từ dịch bệnh Covid-19 khiến xuất khẩu sang thị trường này sụt giảm, từ đầu năm 2021 đến nay, hoạt động xuất khẩu đã khởi sắc trở lại nhờ lượng đơn hàng từ thị trường này gia tăng.
Số liệu của Cục Xuất nhập khẩu cho biết, năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với nhật Bản đạt 39,6 tỷ USD, giảm 0,6% so với năm 2019. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 19,3 tỷ USD, giảm 5,2% so với năm 2019; nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 20,3 tỷ USD, tăng 4,1% so với năm 2019.
Sự hồi phục trở lại trong 6 tháng đầu năm tập trung ở một số mặt hàng chính, như giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hạt điều, máy ảnh, máy quay phim linh kiện...
Tuy nhiên, mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn nhất sang thị trường này là hàng dệt may thì chưa hồi phục, 6 tháng vẫn giảm 4,45%. Năm ngoái, xuất khẩu dệt may đã sụt giảm 11,4% so với 2019, chỉ đạt 3,5 tỷ USD.
Ngoài ra, vẫn ghi nhận một số nhóm mặt hàng kim ngạch xuất khẩu giảm trong 6 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 9,4%; điện thoại các loại và linh kiện giảm 8,3%; túi xách, ví, vali, mũ và ô dù giảm 21,4%; giấy và các sản phẩm giấy giảm 15,4%...

-
Một start-up AI tạo sinh Việt Nam gọi vốn thành công 10 triệu USD -
Nửa đầu năm, TKV tiêu thụ 21,4 triệu tấn than -
Vietnam Airlines chính thức bay thẳng Hà Nội - Milan (Italia), mở rộng kết nối với châu Âu -
Hải quan khu vực XVI mới chính thức hoạt động, đảm bảo thông suốt xuất nhập khẩu -
Nghị định mới về đăng ký doanh nghiệp -
Chiết khấu xăng dầu thấp, doanh nghiệp phải chấp nhận quy luật thị trường -
Doanh nghiệp Argentina muốn "chạm sâu" vào thị trường Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn