-
Người Việt lãi tỷ USD từ tiền ảo; Doanh nghiệp bất động sản chật vật xử lý nợ trái phiếu -
Ứng phó linh hoạt với biến động tỷ giá -
Ông Nguyễn Mạnh Hùng trở thành tân Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Xây dựng Việt Nam -
Ngân hàng không dám đặt mục tiêu tăng trưởng cao -
Ông Vũ Văn Tiền rời Hội đồng quản trị ABBank -
VPBank sẽ góp vốn vào GPBank sau khi nhận chuyển giao bắt buộc
Hội thảo "Xã hội không tiền mặt: Triển khai chính sách, hướng tới tương lai" được tổ chức sáng 12/6 tại TP.HCM.
Tổng kết 5 năm triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt, Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng cho biết, Việt Nam đã có những kết quả đặc biệt đáng ghi nhận trong chỉ 5 năm triển khai đề án, mang tới sự thay đổi mạnh mẽ trong xã hội.
Những kết quả nổi bật trong hoạt động thanh toán thể hiện ở các mặt về khuôn khổ pháp lý, chính sách trong hoạt động thanh toán tiếp tục được hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi ứng dụng công nghệ mới, hiện đại; Hạ tầng thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống chuyển mạch, bù trừ tiếp tục được nâng cấp, hoàn thiện; Hệ sinh thái thanh toán điện tử cũng đã được hoàn thành và sự kết nối, tích hợp với các ngành, lĩnh vực khác cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến đối với hóa đơn điện, nước, viễn thông, mua sắm trực tuyến tại các trang thương mại điện tử, nộp thuế điện tử và một số khoản phí, lệ phí khi thực hiện một số dịch vụ hành chính công…
Toàn cảnh Hội thảo |
Đặc biệt, hầu hết các thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã được ứng dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực thanh toán. Vấn đề an ninh, an toàn trong thanh toán luôn được quan tâm, khách hàng được đặt vị trí trung tâm ưu tiên trong quá trình cung ứng các sản phẩm, dịch vụ, đảm bảo quyền lợi hợp pháp.
Hội thảo cũng lắng nghe những kinh nghiệm thực tế và chia sẻ của các doanh nghiệp trong việc thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của người dân và toàn xã hội trong thời gian qua.
Đại diện Tập đoàn Điện lực, ông Võ Quang Lâm, Phó tổng giám đốc cho biết, trong thời gian từ 2005 đến 2019, Tập đoàn đã triển khai nhiều biện pháp để xóa các vùng trắng thanh toán không tiền mặt như chuyển đổi số từ năm 2005. Đến năm 2019 thì 63,91% số hóa đơn và 81,27% tiền điện đã được thanh toán qua ngân hàng hay tổ chức tín dụng, trong đó 54,64% số hóa đơn và 72,32% tiền điện được thực hiện qua các phương thức không dùng tiền mặt.
Theo Phó tổng giám đốc HDBank Lê Thành Trung, HDBank xác định chiến lược chuyển đổi số là xuyên suốt trong quá trình phát triển, chính vì vậy tất cả các chiến lược, dịch vụ của HDBank đều hướng tới chuyển đổi số để mang tới cho khách hàng sự thuận tiện, cảm thấy có lợi nhất và đặc biệt quan trọng là an toàn.
Từ phía doanh nghiệp mình, Phó tổng giám đốc Vietjet Nguyễn Thị Thúy Bình cho biết, Vietjet không chỉ thay đổi nhận thức và thói quen đi lại bằng máy bay của người dân mà còn thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng, nỗ lực với vai trò "chất xúc tác cho sự thay đổi của thị trường".
Phó tổng giám đốc Vietjet Nguyễn Thị Thúy Bình |
Trước khi Vietjet vào thị trường, tỷ lệ mua vé máy bay trực tuyến tại Việt Nam chỉ đạt dưới 8%, thanh toán trực tuyến thì còn ít hơn thế. Giờ con số này đã thay đổi rất nhiều, 99% các khoản thu của Vietjet hiện nay đều không liên quan đến tiền mặt. Năm 2019 tổng thu không tiền mặt của toàn hệ thống Vietjet đạt 2,5 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2018.
Theo đó, Vietjet liên tục phát triển các tiện ích thanh toán cho khách hàng thông qua: thẻ tín dụng như Visa, Master, JCB, Amex, thẻ ghi nợ nội địa, E-banking kết nối với gần 40 ngân hàng tại Việt Nam và nước ngoài, QR Pay, hợp tác với các ví trong nước, phương thức thanh toán mới là trả góp online được ra mắt đúng vào Ngày không tiền mặt năm 2019.
"Không chỉ phát triển các tiện ích thanh toán đa dạng cho khách hàng trên kênh bán vé trực tuyến, các chương trình khuyến mại hấp dẫn và thường xuyên đã thu hút và tạo những thói quen mua hàng và thanh toán trực tuyến của khách hàng. Với chương trình “12h rồi Vietjet thôi”, khách hàng vào trang web của Vietjet mua vé và thanh toán trực tuyến ngay sẽ săn được rất nhiều vé khuyến mại. Chương trình này đã tạo ra thói quen mới cho cộng đồng dân văn phòng là “ăn trưa săn vé” với các loại thẻ và tài khoản thanh toán trực tuyến. Hay gần đây là chương trình 2,5 triệu vé khuyến mại từ 8.000 đồng cho 8 đường bay nội địa mới mở của Vietjet cũng chỉ áp dụng cho vé thanh toán trực tuyến", Phó tổng giám đốc Vietjet chia sẻ.
“Nếu thị trường thanh toán không tiền mặt là cái bánh thì Vietjet là bột nở để làm cái bánh này lớn hơn”, dịch vụ đa dạng, phương thức mua vé và thanh toán trực tuyến phong phú, tiện lợi sẽ kích thích mạnh hơn đến thói quen tiêu dùng thông minh của thị trường, bà Thúy Bình cho biết.
Theo lãnh đạo Vietjet, sau đại dịch Covid-19, xu hướng sinh hoạt, tiêu dùng online càng trở nên phổ biến hơn. Đón đầu xu hướng này, Vietjet đang khẩn trương hoàn thiện phiên bản mới của kênh bán hàng trực tuyến với các tiện ích thanh toán trực tuyến thuận tiện và mang lại nhiều lợi ích nhất cho khách hàng. Vietjet cũng đang phát triển một “siêu ứng dụng” nhằm không chỉ bán vé máy bay mà khách hàng còn có thể mua sắm được nhiều sản phẩm, dịch vụ khác như khách sạn, thuê xe, cho vay tài chính…
Hưởng ứng Ngày không tiền mặt năm nay, Vietjet cũng có chương trình khuyến mãi hoàn tiền tới 36% cho khách hàng mua vé trong ngày 16/6 trên website hay ứng dụng điện thoại Vietjet Air.
Trong ba ngày 9,10,11 vừa qua, hưởng ứng Ngày không tiền mặt cùng chương trình thúc đẩy du lịch Việt Nam, Vietjet cũng đã tung ra 2,5 triệu vé 8.000 đồng dành cho khách hàng mua vé trên website/mobile và thanh toán trực tuyến, cho tất cả mạng bay và đặc biệt là các chuyến bay trên 8 đường bay nội địa mới. Mạng bay nội địa rộng nhất Việt Nam với 53 đường bay của Vietjet sẽ tạo ra nhiều lựa chọn du lịch của khách hàng.
Phát biểu kết luận hội thảo, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh đánh giá cao nỗ lực của các cơ quan quản lý, bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp trong việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và các kết quả đã đạt được trong thời gian qua.
Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt là kết quả tất yếu trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và tin rằng với sự nỗ lực quyết tâm và đồng lòng của tất cả các bên liên quan thì trong thời gian tới các số liệu thanh toán không dùng tiền mặt sẽ đạt được những tăng trưởng ấn tượng hơn nữa.
-
Ngân hàng không dám đặt mục tiêu tăng trưởng cao -
Ông Vũ Văn Tiền rời Hội đồng quản trị ABBank -
Món quà tri ân đặc biệt dành cho khách hàng nhân kỷ niệm 35 năm thành lập Eximbank -
VPBank sẽ góp vốn vào GPBank sau khi nhận chuyển giao bắt buộc -
Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank -
Kiều hối về TP.HCM đạt 9,6 tỷ USD, chiếm lệ 60% lượng kiều hối cả nước -
Nhiều nhà băng đạt lợi nhuận “khủng” trong năm 2024
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng