-
Động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD; Bổ sung 800 tỷ đồng để xây dựng cầu Phong Châu mới -
Thanh Hóa điều chỉnh vốn đầu tư dự án tuyến đường ngã ba Voi - Sầm Sơn lên 1.497 tỷ đồng -
Một doanh nghiệp đề xuất xây hầm vượt sông Đồng Nai thay vì xây cầu Cát Lái -
Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hải Phòng trị giá 11,6 tỷ USD vào tháng 7/2027 -
Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên quy mô 450 ha
Ngày 15/11, tại TP. HCM, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với UBND TP.HCM tổ chức Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch vào tỉnh Ninh Thuận.
Thông tin về tình hình đầu tư của doanh nghiệp TP.HCM vào địa phương, ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, đến nay có 24 dự án của doanh nghiệp TP.HCM đầu tư tại Ninh Thuận với tổng số vốn trên 31.500 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, từ nay đến năm 2030, tỉnh xác định 5 cụm ngành đột phá gồm: năng lượng, năng lượng tái tạo; du lịch chất lượng cao; công nghiệp chế biến, chế tạo; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xây dựng và thị trường bất động sản. Cùng với 2 động lực tăng trưởng mới là kinh tế biển và kinh tế đô thị.
Doanh nghiệp giới thiệu các mặt hàng nông sản xuất tại Ninh Thuận với đại biểu tham dự hội nghị |
Đặc biệt, Ninh Thuận xác định, vùng phía Nam của tỉnh với diện tích 43.900 ha là cực tăng trưởng mới để phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh về cảng biển, và trung tâm dịch vụ logistics, khu công nghiệp, đô thị, du lịch. Tỉnh hướng đến năm 2025 đủ điều kiện thành lập khu kinh tế ven biển của cả nước.
“Ninh Thuận sẽ ưu tiên phát triển các lĩnh vực trọng điểm, hình thành hệ sinh thái đồng bộ tạo động lực thúc đẩy phát triển các dự án sản xuất, chế biến công nghiệp và các ngành trụ cột của tỉnh” Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận thông tin.
Nhận định về tiềm năng thu hút đầu tư vào ngành du lịch, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vietravel cho rằng, Ninh Thuận có nhiều điểm đến với cảnh quan tuyệt vời để phát triển du lịch như vịnh Vĩnh Hy, Cà Ná, Đầm Nại…
Ông Kỳ đề xuất chiến lược phát triển du lịch của tỉnh cần có sự khác biệt, nên tập trung đẩy mạnh văn hóa Chăm vì thời gian qua chưa được đầu tư tương xứng, nếu làm tốt sẽ tạo ra nét văn hóa du lịch riêng.
“Trong các năm tới, chúng tôi cam kết đưa Ninh Thuận là điểm đến chính của Vietravel. Chúng tôi sẽ mời tỉnh cùng tham gia xúc tiến du lịch ở các nước để đưa khách du lịch đến Ninh Thuận” ông Kỳ khẳng định.
Ngoài ra, Vietravel cam kết cùng Tổng ty Đường sắt Việt Nam đầu tư đoàn tàu du lịch để di chuyển trên hành trình di sản từ TP.HCM đến Nha Trang và từ Nha Trang đến Đà Nẵng.
Là doanh nghiệp cũng đang đầu tư vào Ninh Thuận, ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Thành Công (TTC Group) đề xuất, tỉnh Ninh Thuận cần tăng cường đầu tư cho hạ tầng, bởi vì thực tế cho thấy địa phương nào có hạ tầng tốt thì sẽ thu hút được nhà đầu tư. Song song với đầu tư hạ tầng thì tỉnh cần có chính sách ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp tham gia.
Các doanh nghiệp TP.HCM ký kết bản ghi nhớ với các đơn vị của tỉnh Ninh Thuận về việc hợp tác xúc tiến đầu tư |
Liên quan đến quy hoạch, Nguyễn Quốc Kỳ đề xuất, Ninh Thuận nên quy hoạch các khu công nghiệp và đưa về tập trung ở phía Tây tuyến Quốc lộ 1, vì khu vực đó có đường sắt, đường bộ nên sẽ tận dụng tốt được hạ tầng giao thông.
Ông Kỳ cho rằng, địa phương muốn doanh nghiệp đến đầu tư thì cần đầu tư nhiều hơn vào giáo dục, giảm học phí để thu hút sinh viên từ các tỉnh, thành khác đến học tập và làm việc tại địa phương. Từ đó, mới có nguồn lực tốt để đáp ứng cho doanh nghiệp.
Phản hồi thông tin mà một số doanh nghiệp đề xuất, ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, tỉnh đã và đang áp dụng mức ưu đãi cao nhất trong khung quy định của Nhà nước theo quy định của Luật đầu tư, Luật đất đai, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật thuế xuất nhập khẩu.
“Tỉnh cam kết sẽ có chính sách đầu tư tốt nhất, thủ tục hành chính thuận tiện nhất, đơn giản nhất cho các nhà đầu tư khi đến đầu tư tại Ninh Thuận” ông Nam cam kết trước đông đảo nhà đầu tư.
Trong khuôn khổ hội nghị, doanh nghiệp TP.HCM đã ký kết 13 bản ghi nhớ (MOU) với các đơn vị của tỉnh Ninh Thuận để xúc tiến đầu tư, hợp tác sản xuất kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực.
-
Thanh Hóa điều chỉnh vốn đầu tư dự án tuyến đường ngã ba Voi - Sầm Sơn lên 1.497 tỷ đồng -
Một doanh nghiệp đề xuất xây hầm vượt sông Đồng Nai thay vì xây cầu Cát Lái -
Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hải Phòng trị giá 11,6 tỷ USD vào tháng 7/2027 -
Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên quy mô 450 ha
-
Doanh nghiệp TP.HCM “hiến kế” để thu hút đầu tư vào Ninh Thuận -
Bổ sung 800 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương để xây dựng cầu Phong Châu mới -
Chủ tịch Cần Thơ nêu 8 định hướng trọng tâm, dự kiến lập khu kinh tế chuyên biệt -
Quảng Nam yêu cầu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, nhà đầu tư -
Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng -
Hà Tĩnh: Lựa chọn nhà thầu dự án đường Xô Viết Nghệ Tĩnh trị giá 1.498 tỷ đồng -
Cần Thơ tìm giải pháp tháo gỡ các điểm nghẽn thu hút đầu tư
-
1 Đề nghị áp thuế 40% với nước giải khát có đường -
2 Cầu vốn dần cải thiện, tín dụng vào đà tăng tốc -
3 Xóa bỏ “địa giới hành chính” trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế -
4 Đầu tư đường Vành đai 4 TP.HCM: Hình thức BT không khả thi ở một số địa phương -
5 Nên nới điều kiện phát hành trái phiếu ra công chúng
- TechX - Đối tác đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng nhận Generative AI trên nền tảng AWS
- MAP Life ra mắt Bộ Hợp đồng bảo hiểm mới 2024 - BE HAPPY
- Wataco cùng Sato-Sangyo Việt Nam khởi động Dự án Điện mặt trời áp mái Giai đoạn 1
- Nhựa Tiền Phong: Hành trình tăng trưởng bền vững, khẳng định sự minh bạch trên sàn chứng khoán
- BIDV và KiotViet hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp
- EVN thực hiện tháng tri ân khách hàng năm 2024