-
Bamboo Airways mở lại đường bay quốc tế thường lệ đầu tiên với chặng TP.HCM - Bangkok -
Người tiêu dùng Việt lạc quan hơn so với khu vực Đông Nam Á, tạo đà tăng trưởng cuối năm cho thương mại điện tử -
Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2024 -
Đông Tây Land - Đối tác phân phối chiến lược quy mô lớn của đô thị trái tim CaraWorld -
Doanh nghiệp Anh đầu tư gần 4,5 tỷ USD vào Việt Nam -
Chubb Life Việt Nam tiếp tục mở rộng Kênh đối tác kinh doanh Infinity tại Nghệ An
Bãi bỏ công văn 4544, cổ phần hóa DNNN vẫn chưa hết vướng vì đất đai
Sau nửa năm có hiệu lực, Công văn 4544/BTC-TCDN hướng dẫn rà soát phương án sử dụng đất của của các DNNN, trong đó yêu cầu rà soát với cả doanh nghiệp mà Tổng công ty nắm giữ 51% vốn điều lệ trở lên, đã được bãi bỏ. Nhiều tổng công ty với mạng lưới công ty con như Vinafood 1 gặp khó với quy định này. Tuy vậy, việc cổ phần hóa vẫn chưa thể hết vướng. Nghị định 126/2017/NĐ-CP quy định mọi công việc liên quan đến cổ phần hóa đều phải thực hiện sau khi có phương án sử dụng đất được phê duyệt. Các thủ tục liên quan đến đất đai đang ảnh hưởng đến các công việc khác, dẫn đến sự chậm trễ trong tổng thể hoạt động cổ phần hóa của DNNN. Xem thêm
Hai dự án thua lỗ Bộ Công Thương lại gặp khó vì đối tác rút lui
Dự án Nhà máy Sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi vận hành lại cách đây một năm nhờ hợp đồng hợp tác gia công với Công ty CP Xuất nhập khẩu tạp phẩm (Tocontap). Thực tế tiêu thụ sản phẩm khó khăn, giá sắn cao, nên đối tác không thực hiện được kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong năm 2019 và đã dừng hợp tác. Dự án Nhà máy Xơ sợi polyester Đình Vũ cũng gặp tình cảnh tương tự khi đối tác - Tập đoàn An Phát Holdings - đã rút lui khỏi Dự án. Từ ngày 8/5/2019, Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi dầu khí (PVTex) đưa thêm 2 dây chuyền DTY vào hoạt động, nâng tổng số dây chuyền hoạt động lên con số 12 nhưng nay số dây chuyền sản xuất đã giảm xuống 7. Xem thêm
Ông lớn Thái Lan đạt doanh thu gần tỷ đô từ Việt Nam sau 9 tháng
Doanh thu SCG tại Việt Nam đạt gần 1 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm, giảm nhẹ so với cùng kỳ 2018, chủ yếu do sụt giảm doanh thu từ ngành bao bì. Ngành xi măng - vật liệu xây dựng đã tăng lợi nhuận nhờ vào sự tăng trưởng doanh thu trong mảng phân phối và bán lẻ.
Doanh thu của SCG từ các doanh nghiệp hoạt động bên ngoài Thái Lan, bao gồm doanh thu xuất khẩu từ Thái Lan trong 9 tháng đầu năm 2019 đạt 99.843 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn thu này chiếm 41% tổng doanh thu bán hàng. Xem thêm
Logo mới của MBBank tiếp tục nhận ý kiến trái chiều, OCH cũng muốn thay nhận diện thương hiệu
Đầu tuần qua, Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) ra mắt logo mới với báo chí truyền thông khi vừa kỷ niệm 25 năm thành lập ngân hàng. Ông Lưu Trung Thái cũng chia sẻ, hình ảnh nhận diện Logo mới của MB nhằm thể hiện sứ mệnh của ngân hàng là trở thành ngân hàng thông minh, ngân hàng số và chuyên nghiệp.
Nhận diện thương hiệu mới của MBBank |
CTCP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (mã OCH), công ty con của Tập đoàn Đại Dương (mã OGC), thông qua chủ trương thay đổi nhận diện thương hiệu. Hai doanh nghiệp này đều đã trải qua giai đoạn kinh doanh khó khăn khi cựu chủ tịch Hà Văn Thắm vướng vòng lao lý cách đây 5 năm. Cơ cấu cổ đông cũng đã có sự thay đổi năm qua sau khi Tòa án đưa ra bản án phúc thẩm, trong đó nhiều tài sản của ông Hà Văn Thắm, trong đó có cổ phần OGC, phải giải chấp để thu hồi lại tiền. Công ty cũng thông qua chủ trương thoái toàn bộ 21,7% vốn góp tại CTCP Fafilm Việt Nam và 375.000 cổ phiếu tại CTCP Kính mắt Hà Nội. Hai doanh nghiệp này tiền thân đều là các doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa từ sớm. HĐQT công ty cũng đã thông qua chủ trương thay đổi nhận diện thương hiệu. OCH ghi nhận biến động đáng chú ý trong quý III vừa qua khi thu hồi được một phần khoản phải thu quá hạn từ cựu chủ tịch Hà Trọng Nam.
Đất Xanh gia tăng đầu tư nhưng cũng đang đối mặt với lệch pha tài chính
Tổng quỹ đất của Đất Xanh đã nâng lên 415 ha sau thương vụ trúng đấu giá 92 ha đất tại khu vực Long Thành (Đồng Nai) với tổng trị giá 3.060 tỷ đồng. Mở rộng quỹ đất cho thấy sự chuẩn bị dài hơi, nhưng cũng tạo ra áp lực lên cán cân tài chính của doanh nghiệp. Cơ cấu nguồn vốn đang có sự thay đổi theo hướng vay nợ gia tăng nhanh hơn so với vốn chủ sở hữu. Đất Xanh cũng đã có động thái phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ hồi tháng 10/2019 giúp vốn điều lệ tăng 48,6%từ 3.500 tỷ đồng lên hơn 5.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, phần lớn nguồn vốn tăng thêm lấy từ vốn chủ sở hữu, khoản 875 tỷ đồng là nguồn tiền mới. Xem thêm
Mảng năng lượng của REE tiếp tục vươn dài qua M&A
CTCP Thủy điện Thác Bà, công ty con do Cơ điện lạnh (REE Corp) sở hữu 60,42% vốn, đã sở hữu 50,94% vốn CTCP Thủy điện Mường Hum, doanh nghiệp sở hữu dự án thủy điện công suất 34,8 MW. Cả Thủy điện Thác Bà và REE Corp đều ghi nhận thêm công ty liên kết kể từ báo cáo tài chính quý IV/2019. Trước đó, REE Corp cũng đã tăng ở hữu tại một công ty tại Phong điện Thuận Bình trong đợt bán đấu giá của Tập đoàn Điện lực. Xem thêm
EVN Genco 3 thoái vốn tại Vĩnh Sơn Sông Hinh
Tổng Công ty Phát điện 3 – CTCP thông qua phương án chuyển nhượng phần vốn góp tại CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (mã VSH). EVN Genco 3 hiện là cổ đông lớn nhất sở hữu 30,55% vốn tại công ty thủy điện này với giá trị khoản đầu tư ghi nhận trên sổ sách là 961 tỷ đồng. Ước tính, theo giá đóng cửa cuối tuần trước (19.500 đồng/cp), EVN Genco 3 có thể thu về gần 1.230 tỷ đồng. Đây cũng là cơ hội để Cơ điện lạnh (REE Corp), cổ đông nắm 21% vốn, có cơ hội sở hữu chi phối Vĩnh Sơn – Sông Hinh.
HAGL giảm gánh nợ vay nhờ thoái vốn
Tổng tài sản hợp nhất CTCP Hoàng Anh Gia Lai đến cuối 30/9 đã giảm mạnh còn 41.894 tỷ đồng sau một loạt thương vụ thoái vốn các công ty con, như Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Cao su Đông Dương, Công ty TNHH Đông Pênh, Công ty Xây dựng và Phát triển Nhà Hoàng Anh. Hai dự án thủy điện gồm Nậm Kông 2 và Nậm Kông 3 của Hoàng Anh Gia Lai đang được thỏa thuận bán cho Chaleun Sekong Group với số tiền bên mua ứng trước 2.260 tỷ đồng.
Dòng tiền về giúp HAGL giảm đáng kể gánh nặng nợ vay. Khoản tiền mượn Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức (1.500 tỷ đồng) hồi quý II cũng đã được thanh toán gần hết, giảm còn 180 tỷ đồng. Xem thêm
Tiền cổ tức doanh nghiệp vốn Nhà nước tiếp tục đổ về ngân sách
Sau khi nhận hai khoản cổ tức lớn từ Habeco và Sabeco (1.780 tỷ đồng) trong tháng 10, ngân sách nhà nước dự kiến tiếp tục nhận về hàng nghìn tỷ đồng cổ tức hai tháng cuối năm.
Bảo Việt ước tính chi 701 tỷ đồng cổ tức vào 6/12, cổ đông Nhà nước sẽ nhận 482 tỷ đồng cổ tức. Đây là cổ tức năm 2018, đã được ĐHĐCĐ thông qua hồi đâu năm với tỷ lệ chi trả 10%.Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 9%, tương đương 1.959 tỷ đồng. Bộ Giao thông Vận tải với 95,4% vốn góp sẽ nhận được 1.869 tỷ đồng. Trước đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng cho biết sẽ chi 4.786 tỷ đồng để thanh toán cổ tức, bao gồm cả cổ tức năm 2018 và phần cổ tức năm 2017 chưa chi trả. Trong đó cổ đông Nhà nước nhận về 4.560 tỷ đồng.
VietinBank cũng đang “nợ” cổ đông cổ tức năm 2017. Gặp khó trong bài toán tăng vốn, ngân hàng này từng đề xuất được chi trả cổ tức bằng cổ phiếu thay vì tiền mặt nhưng đến nay chưa có thông tin từ ngân hàng về nội dung này. Xem thêm
Cổ phiếu BID mới chào bán chưa được niêm yết, MBBank cũng tăng vốn ngay tháng 11
KEB Hana Bank, nhà đầu tư chiến lược Hàn Quốc đã hoàn tất nộp tiền mua 15% vốn BIDV sau phát hành vào ngày 31/10. Sau hơn một tuần, Trung tâm lưu ký chứng khoán chưa thông báo lưu ký bổ sung số cổ phiếu mới trên. Ngày 8/11 vừa qua cũng là thời điểm chốt quyền nhận cổ tức của BIDV. Tuy nhiên, dù kịp trở thành cổ đông của BIDV hay không, KEB Hana Bank cũng sẽ không nhận khoản cổ tức trên (khoảng 845 tỷ đồng) do đã thỏa thuận từ trước. Xem thêm
Tiếp tục thêm tin vui từ hoạt động tăng vốn ngân hàng khi một nguồn tin chia sẻ với Bloomberg cho biết MBBank cũng dự kiến chào bán riêng lẻ xong trong cuối tháng 11 này. MBBank dự kiến thu 240 triệu USD (gần 5.600 tỷ đồng) từ việc bán 7,5% cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài. Số cổ phần trên gồm 141,5 triệu cổ phiếu mới và 47 triệu cổ phiếu quỹ. MBBank hiện đã làm việc với khoảng 40 nhà đầu tư từ Nhật Bản, Hong Kong, Singapore và Hàn Quốc. Với kỳ vọng số tiền thu về trên, giá cổ phiếu MBB chào bán dự kiến khoảng 30.000 đồng/cp, cao hơn đáng kể so với giá bình quân mua cổ phiếu quỹ (22.000 đồng/cp). Sau khi thực hiện đợt chào bán (dự kiến vào cuối tháng này), vốn điều lệ của MBBank sẽ tăng từ 23.290 tỷ đồng lên 24.705 tỷ đồng.
-
Bamboo Airways mở lại đường bay quốc tế thường lệ đầu tiên với chặng TP.HCM - Bangkok -
Loạt thương hiệu quán ăn, nhà hàng nhỏ Việt Nam được quảng bá trên tòa nhà Nasdaq -
Người tiêu dùng Việt lạc quan hơn so với khu vực Đông Nam Á, tạo đà tăng trưởng cuối năm cho thương mại điện tử -
Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2024
-
Khánh thành nhà máy xử lý nước thải tại dự án Cát Bà Amatina -
Đông Tây Land - Đối tác phân phối chiến lược quy mô lớn của đô thị trái tim CaraWorld -
“Ông chủ Việt” hào phóng với M&A -
Doanh nghiệp Anh đầu tư gần 4,5 tỷ USD vào Việt Nam -
EVN nằm trong Top 10 doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam -
Chubb Life Việt Nam tiếp tục mở rộng Kênh đối tác kinh doanh Infinity tại Nghệ An -
Văn Phú - Invest 2 năm liên tiếp lọt Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử