-
Vietnam Airlines lọt top 10 hãng bay đúng giờ nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương -
Việt Nam SuperPort tăng kết nối logistics đường sắt -
Chubb Life khẳng định chiến lược bền vững với Kênh đối tác kinh doanh Infinity -
Vì sao Masan MEATLife sẽ ghi nhận quý thứ hai liên tiếp đạt lợi nhuận sau thuế dương? -
Kinh tế 2025: Kịch bản tăng trưởng nào cũng cần doanh nghiệp mạnh -
TKV tập trung nâng công suất các mỏ than, năm 2025 dự kiến xuất khẩu 2 triệu tấn
Các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp ngành gỗ đang rất mong được hoàn thuế giá trị gia tăng |
Đánh đố doanh nghiệp?
“Chúng tôi đã liên hệ và được biết là tiếp tục... đợi”, ông Hoàng Hải, đại diện Công ty Việt An (TP. Vinh, Nghệ An) trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Đầu tư chiều ngày 31/5 - ba ngày sau thời hạn Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính hoàn thành việc kiểm tra, đánh giá, đôn đốc Tổng cục Thuế thực hiện hướng dẫn các hồ sơ xem xét xin hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) trước ngày 28/5.
Ông Hải kể, ngay sau khi tiếp cận được Công điện số 470/CĐ-TTg ngày 26/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, Công ty Việt An đã liên hệ với Cục Thuế tỉnh Nghệ An, đề nghị tháo gỡ các vấn đề liên quan đến hoàn thuế tinh bột sắn. “Câu trả lời chúng tôi nhận được là chờ chỉ đạo của Tổng cục Thuế”, ông Hải cho biết tình hình.
Cũng phải nhắc lại, trong cuộc đối thoại với Tổng cục Thuế 6 tháng trước, vào tháng 11/2022, ông Hoàng Hải cùng đại diện Hiệp hội Sắn Việt Nam đã có mặt, yêu cầu lãnh đạo Tổng cục Thuế trả lời câu hỏi bao giờ doanh nghiệp được hoàn thuế VAT, vì đã kiến nghị hơn 1 năm rồi. Khi đó, lãnh đạo Tổng cục Thuế là Phó tổng cục trưởng Vũ Chí Hùng trả lời sẽ trao đổi với các cục thuế có doanh nghiệp vướng mắc, không chỉ doanh nghiệp xuất khẩu tinh bột sắn, mà còn cả doanh nghiệp gỗ, để giải quyết.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc bày tỏ sự nuối tiếc khi năm nay không còn nghị quyết riêng về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc hàng năm ban hành nghị quyết quan trọng này đóng vai trò là kim chỉ nam, chương trình tổng thể và thước đo cho hành động quốc gia nâng cao chất lượng thể chế. Điểm thuyết phục cần phải có của nghị quyết này là với tiêu chí và mục tiêu cụ thể, cân đong đo đếm được, các bộ, ngành địa phương luôn được đặt trong áp lực và cả động lực của chương trình cải cách.
“Năm nay, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia chỉ đề cập đến các nội dung này trong một đề mục của Nghị quyết chung về phát triển kinh tế - xã hội. Điều này là chưa đủ. Tôi đề nghị từ năm 2024, Chính phủ nên khôi phục lại”, ông Vũ Tiến Lộc nói.
Từ đó đến nay, ông Hải cho biết, Công ty đã hoàn tất mọi yêu cầu của các cơ quan có liên quan, cả việc cung cấp hồ sơ, làm việc với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Nghệ An (PC03) để được xác minh là việc xuất khẩu tinh bột sắn của Công ty Việt An đúng các quy định pháp luật, cơ quan hải quan đã xác nhận có hoạt động xuất khẩu.
“Cục Thuế tỉnh Nghệ An cho biết, lý do Công ty Việt An vẫn chưa được hoàn thuế đã nộp thay cho người nông dân vì không xác minh được doanh nghiệp mua hàng bên Trung Quốc là có thật hay không. Nhưng như vậy là “đánh đố” doanh nghiệp. Tổng cục Thuế nên căn cứ vào thực tiễn tình hình xuất nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp tại khu vực biên giới Việt - Trung và kết luận của cơ quan điều tra để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp theo ý kiến chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền. Trong trường hợp chứng minh được doanh nghiệp sai phạm, chúng tôi sẵn sàng chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật”, ông Hải nêu ý kiến.
Sự chờ đợi của Việt An và các doanh nghiệp xuất khẩu tinh bột sắn với những hồ sơ đợi hoàn thuế VAT không phải cá biệt.
Mấy ngày qua, ông Thang Văn Thông, Phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Phó chi hội trưởng Chi hội Dăm gỗ Việt Nam cũng đôn đáo với các ý kiến của doanh nghiệp thành viên. Họ cảm thấy sốt ruột, vì thời gian Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đã qua, mà chưa có thêm thông tin cụ thể từ phía Tổng cục Thuế, thậm chí chưa có cả thông tin từ phía các cục thuế địa phương.
“Tôi cảm thấy rất lo khi thông tin phát đi trên truyền thông là số lượng chưa được hoàn thuế không nhiều và đều rơi vào doanh nghiệp làm ăn gian dối. Thực tế, chúng tôi đã tổng hợp, con số chưa đầy đủ, thì số thuế VAT mà doanh nghiệp đang đợi được hoàn lên tới 6.000 tỷ đồng”, ông Thông chia sẻ.
Điểm nghẽn từ lề lối làm việc
Khi đại biểu Lê Hữu Trí (đoàn Khánh Hòa) đăng đàn, đề nghị có biện pháp chấn chỉnh ngay lề lối làm việc của bộ máy nhà nước các cấp, nhất là tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước nói chung và cán bộ, công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý nói riêng, nhiều doanh nghiệp đã chia sẻ, họ rất cần thấy rõ hiệu quả của giải pháp này.
Thực tế, ở nhiều nơi, khi công chức né tránh không giải quyết vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp, kéo dài các thủ tục hành chính, thì dù vì lý do gì, sợ trách nhiệm hay do những chồng chéo, thiếu rõ ràng trong quy định, doanh nghiệp là đối tượng chịu thiệt thòi nhất.
Trong lý do hồ sơ xin hoàn thuế VAT của các doanh nghiệp xuất khẩu tinh bột sắn, dăm gỗ ở trên bị ách tắc 2 năm qua, có một phần nguyên nhân từ việc không chỉ rõ vướng mắc ở từng cấp, để có phương án giải quyết dứt điểm.
Chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư, ông Thang Văn Thông cho rằng, các doanh nghiệp và cục thuế địa phương đều thấy, vướng mắc nằm ở việc các cục thuế không có chức năng đi xác minh tới tận người trồng rừng, nên không thực hiện được yêu cầu này từ phía Tổng cục Thuế. “Nhưng không thể không thực hiện được, mà để doanh nghiệp phải đợi. Chúng tôi đề nghị cục thuế các địa phương phải báo cáo Tổng cục Thuế về vướng mắc này để có phương án tháo gỡ”, ông Thông đề xuất.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc (đoàn Hà Nội) cũng rất sốt ruột với tình trạng này, vì doanh nghiệp và người dân đã và đang khó khăn lại càng khó khăn hơn, làm mất nhiều thời gian, tăng chi phí không chính thức, làm mất cơ hội của người dân và doanh nghiệp.
“Chúng ta trân trọng những nỗ lực quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ như một vị đốc công, tìm cách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đột phá vào tảng băng “né tránh trách nhiệm, lo sợ oan sai” của chính quyền các cấp. Nhưng khi Chính phủ phải làm đốc công, Quốc hội phải ban hành nhiều cơ chế ngoại lệ, đặc biệt, đặc thù, cho thấy thể chế, chính sách chung của chúng ta có vấn đề, với nhiều vướng mắc, nhiều lỗ hổng…”, ông Lộc nói.
Ngay trong việc kém hiệu quả của nhiều cơ chế, chính sách, nhất là các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, sự né tránh trách nhiệm của giới công chức cũng có nguyên do từ việc hành lang pháp lý chưa đủ, chưa đảm bảo an toàn cho đối tượng thực thi và chưa thực sự phù hợp với yêu cầu mới của quá trình phát triển.
TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam chia sẻ quan điểm này. Theo ông Thiên, hoàn thuế đáng ra là việc phải được thực hiện nhanh, thuận tiện, vì đây là tiền của doanh nghiệp, cần phải được hoàn lại cho doanh nghiệp theo đúng quy định.
“Nhiều năm qua, việc này bị biến thành xin - cho, trở nên rất khó khăn”, ông Thiên nhận xét, đồng thời tỏ ra lo ngại, tồn tại này khiến nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, dù rất mạnh, nhưng lại khó đi vào thực tế, như gói 120.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội, hạ lãi suất cứu doanh nghiệp...
Để tháo gỡ, ông Trần Đình Thiên đề nghị, tinh thần lúc này nên tiếp tục là thấy khó gì, gỡ ngay như cách Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang làm. Tuy nhiên, ông cũng khuyến nghị, phải đặt các yêu cầu này trong bối cảnh không để lưu cữu các khó khăn.
“Doanh nghiệp kiệt sức thì nền kinh tế phải trải giá”, ông Trần Đình Thiên khuyến cáo.
-
Vietnam Airlines lọt top 10 hãng bay đúng giờ nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương -
Việt Nam SuperPort tăng kết nối logistics đường sắt -
Chubb Life khẳng định chiến lược bền vững với Kênh đối tác kinh doanh Infinity -
Vì sao Masan MEATLife sẽ ghi nhận quý thứ hai liên tiếp đạt lợi nhuận sau thuế dương?
-
Tân Á Đại Thành được vinh danh Top 10 Sao Vàng đất Việt năm 2024 -
Mỹ khởi xướng 11 vụ việc phòng vệ thương mại với hàng Việt năm 2024 -
Kinh tế 2025: Kịch bản tăng trưởng nào cũng cần doanh nghiệp mạnh -
TKV tập trung nâng công suất các mỏ than, năm 2025 dự kiến xuất khẩu 2 triệu tấn -
Tổng công ty Hàng hải “thắng lớn” trong năm 2024 với khoản lợi nhuận 4.940 tỷ đồng -
Petrovietnam dồn sức hoàn thành Nhiệt điện Long Phú 1 trước năm 2027 -
Viettel tăng trưởng 2 con số; HAGL Agrico sạch nợ với HAGL; Bút bi Thiên Long lãi hơn 1,3 tỷ đồng mỗi ngày
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/1 -
2 Tin tưởng vào điểm đến Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài giải ngân kỷ lục 25,35 tỷ USD trong năm 2024 -
3 Vượt mục tiêu đề ra, tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09% -
4 Kích hoạt dần Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhất ở Đông Á
- Chuyển đổi số trong quản lý: Meey Group tiên phong với hệ thống BSC/KPI
- Agribank triển khai gói tín dụng ưu đãi lớn lên tới 110.000 tỷ đồng ngay từ đầu năm 2025
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững