
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
TIN LIÊN QUAN | |
Công bố công khai DN vận tải không giảm cước | |
Doanh nghiệp vận tải phụ thu tới 60% vé xe dịp Tết | |
DN vận tải than khó trước sức ép giảm cước | |
Doanh nghiệp vận tải “móc túi” toàn dân |
Phải chăng, các doanh nghiệp này coi thường phép nước hay nhiều địa phương thực hiện yêu cầu của Bộ Tài chính theo kiểu “đánh trống bỏ dùi”?
![]() |
Tuy giá xăng dầu giảm mạnh nhưng cước vận tải vẫn có khả năng sẽ tăng mạnh vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới |
Năm 2014, sau khi giá xăng dầu liên tục giảm, Bộ Tài chính đã 3 lần có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý giá cước vận tải trên địa bàn. Kết quả là, qua 3 lần đốc thúc, theo số liệu mới nhất của Bộ Tài chính, đến ngày 6/1/2015, mới có 38/63 địa phương gửi báo cáo tình hình điều chỉnh giá cước vận tải.
Theo các báo cáo này, còn không ít doanh nghiệp chưa giảm cước, những doanh nghiệp thực hiện giảm giá cũng không phù hợp với mức độ giảm giá xăng dầu. Cụ thể, giá cước taxi giảm phổ biến 3-10%; giá vé xe khách (xe đò) giảm 5-10%, trong khi giá xăng, dầu đã giảm tương ứng hơn 30% và hơn 25% so với ngày 7/7/2014.
Doanh nghiệp vận tải đưa ra vô vàn nguyên nhân lý giải việc chậm giảm giá cước, trong đó có việc phải cần có thời gian để kẹp chì lại đồng hồ tính cước, in vé theo giá cước mới, thực hiện các thủ tục đăng ký giá, kê khai giá với cơ quan nhà nước... Nghe cách giải thích này, Bộ trưởng BTC, ông Đinh Tiến Dũng đã phải thốt lên rằng, khi giá xăng dầu tăng, cũng bằng ấy thủ tục, bằng ấy công việc sao “các ông ấy làm nhanh thế” và ngược lại.
Tâm sự của người đứng đầu ngành tài chính cũng là nỗi lòng của người dân. Còn nhớ, trong 7 tháng đầu năm 2008, giá xăng dầu tăng liên tục và mỗi lần xăng dầu tăng giá, cước vận tải đều tăng rất “nhịp nhàng”. Song kể từ tháng 8/2008 trở đi, giá xăng dầu giảm liên tục, nhưng việc giảm giá cước vận tải thường “lỗi nhịp” và giảm rất cầm chừng.
Một thí dụ khác, trong 5 tháng đầu năm 2014, giá xăng chỉ tăng 690 đồng, giá dầu diesel tăng 40 đồng, nhưng các doanh nghiệp vận tải viện lý do lỗ do giá nhiên liệu tăng, đã ồ ạt tăng giá cước. Kết cục là chỉ số giá giao thông tháng 4 và tháng 5/2014 tăng 0,33% và 0,89%, trong khi chỉ số giá tiêu dùng chung chỉ tăng tương ứng 0,08% và 0,2%. Với mức tăng như trên, hiển nhiên các doanh nghiệp vận tải đã móc túi hàng tỷ đồng của người dân. Như vậy, có thể thấy rõ lời đáp cho câu hỏi vì sao doanh nghiệp giao thông phớt lờ chỉ đạo của Bộ Tài chính.
Thực tế, việc quản lý giá cước vận tải đã được giao cho UBND cấp tỉnh và năm 2014, và dù Bộ Tài chính đã 3 lần có văn bản đề nghị các tỉnh tăng cường quản lý giá, mạnh tay xử lý các hành vi vi phạm theo quy định theo Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, nhưng kể từ khi Nghị định 109 có hiệu lực đến nay, chưa thấy doanh nghiệp vận tải nào bị xử phạt, buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ tiền chênh lệch giá do vi phạm hành chính. Thậm chí, cũng chưa thấy doanh nghiệp nào vi phạm bị nêu đích danh trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nếu địa phương không khẩn trương thanh tra, kiểm tra yếu tố hình thành giá cước vận tải và xử lý nghiêm doanh nghiệp vi phạm, thì nguy cơ cước vận tải sẽ tăng mạnh vào dịp Tết Nguyên đán, hàng chục triệu người dân lại bị móc túi trắng trợn. Nguy cơ này hoàn toàn có thể xảy ra bởi năm 2008, khi giá dầu giảm mạnh trong 4 tháng cuối năm, giá cước vận tải giảm rất hạn chế, nhưng vào dịp Tết Nguyên đán, giá cước vận tải tăng từ 20% đến 60% với lý do là vận tải hành khách vào dịp lễ, tết “thường chỉ có khách một chiều” (!?).
Mạnh Bôn
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower