-
Chờ đợi danh mục xanh: Chuẩn bị sẵn để đón đầu -
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
VNSteel tiến vào kỷ nguyên xanh
Hơn 2 năm trước, Net Zero Carbon (NZC - có trụ sở chính tại Thái Lan), một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chỉ số carbon đã nhanh chóng đẩy mạnh các mối quan hệ toàn diện kể từ khi gia nhập thị trường Chứng chỉ Năng lượng Tái tạo (REC) tại Thái Lan, Việt Nam và Lào.
Với sứ mệnh đạt mục tiêu “không phát thải khí nhà kính”, NZC đã cùng Spiro Carbon, một doanh nghiệp có trụ sở tại Hoa Kỳ về trí tuệ nhân tạo và chỉ số carbon trong nông nghiệp đã hợp tác thành lập một liên doanh mang tên “Spiro Carbon ASEAN”.
Sáng kiến này phù hợp với kết quả của Hội nghị COP 28 diễn ra ở Dubai (UAE) trong thời gian từ ngày 28/11-12/12 vừa qua, nơi các nhà lãnh đạo của 116 quốc gia đã đưa ra tuyên bố cam kết của họ đối với các mục tiêu môi trường.
Buổi lễ ra mắt hợp tác sáng kiến "Spiro Carbon ASEAN" diễn ra tại Bangkok, Thái Lan vào ngày 8/12 vừa qua. |
Theo đó, “Spiro Carbon ASEAN” sẽ tập trung vào 2 thị trường chính là Thái Lan và Việt Nam. Liên doanh này cũng được hỗ trợ bởi Công ty CP công nghệ Nano BSB (BSB Nanotechnology Việt Nam).
BSB Nanotechnology là doanh nghiệp nổi tiếng với việc phát minh ra nano silica từ trấu (chế phẩm Nano tech của Việt Nam được sử dụng tại thị trường quốc tế) đã chỉ định NZC làm nhà phân phối độc quyền tại Thái Lan. Sự hợp tác này nhằm mục đích hỗ trợ nông dân Thái Lan giảm tiêu thụ hóa chất và thúc đẩy các hoạt động thân thiện với môi trường theo chính sách “Trả đất về cho đất”.
Ông Thananon Triamchanchai, Giám đốc điều hành của Net Zero Carbon Thái Lan cho biết, việc liên doanh với Spiro Carbon nhằm mục đích thúc đẩy sản xuất lúa gạo có hàm lượng carbon thấp trong bối cảnh chỉ số carbon của Đông Nam Á. Đồng thời, Net Zero Carbon cũng hợp tác với BSB Nanotechnology để triển khai các giải pháp đổi mới nhằm giảm phát thải khí nhà kính, đặc biệt là khí mêtan từ quy trình trồng lúa.
Theo đó, thỏa thuận hợp tác này đã được ký kết bởi ông Trần Minh Tiến, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Net Zero Carbon Việt Nam; ông Benjamin Worley, Giám đốc điều hành Spiro Carbon; và ông Nguyễn Việt Hùng, nhà sáng lập và Chủ tịch HĐQT Công ty CP công nghệ Nano BSB.
Sự hợp tác này sẽ tận dụng công nghệ AI của Spiro Carbon, doanh nghiệp có trụ sở tại Hoa Kỳ, chuyên phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả hình ảnh vệ tinh, để theo dõi và đánh giá mức giảm khí nhà kính trong trồng lúa. Thông qua dự án này, những người nông dân khi tham gia dự án có thể tạo thêm thu nhập bằng cách bán lượng carbon bù đắp cho những cá nhân có ý thức về môi trường. Trong khi đó, quá trình chiết xuất nano silica từ trấu của BSB Nanotechnology sẽ cung cấp các giải pháp hữu cơ để quản lý cây trồng (phòng nấm, sâu bệnh, virus, và các loại vi khuẩn có hại cho cây), nâng cao năng suất, giảm chi phí và phù hợp với các biện pháp canh tác bền vững.
"Hoạt động chung này sẽ mang lại lợi ích cho nông dân ở Thái Lan, Việt Nam, Lào và các nước ASEAN khác tham gia trồng lúa nước và lúa khô. Nó giải quyết vấn đề phát thải khí metan từ ngành nông nghiệp, góp phần giảm thiểu hiện tượng nóng lên trên toàn cầu. Việc tiêu thụ các sản phẩm nano silica sẽ thúc đẩy năng suất canh tác hữu cơ, thúc đẩy tính bền vững cho nông dân", ông Thananon Triamchanchai cho hay.
Cũng theo ông Thananon Triamchanchai, hiện nay các công ty đối tác đang tích cực chuẩn bị triển khai dự án này vào đầu năm 2024.
Ông Trần Minh Tiến, Giám đốc điều hành NZC Việt Nam phát biểu tại lễ ra mắt sáng kiến "Spiro Carbon ASEAN". |
Thái Lan và Việt Nam là những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với hơn 10 triệu hộ nông dân canh tác lúa. Theo một nghiên cứu do Văn phòng Kinh tế Nông nghiệp Thái Lan thực hiện năm 2016, hơn 60% lượng khí thải mêtan hoặc khí nhà kính ở Thái Lan đến từ quá trình trồng lúa. Do đó, sự hợp tác giữa NZC, Spiro Carbon và trong lĩnh vực nông nghiệp của Thái Lan và Việt Nam sẽ đóng góp đáng kể cho các mục tiêu môi trường toàn cầu.
Ông Trần Minh Tiến, Giám đốc điều hành NZC Việt Nam cho biết, sắp tới đây, NZC dự kiến tổ chức hội nghị tại TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk để triển khai áp dụng quy trình giải pháp mới trong canh tác nông nghiệp tại các tỉnh miền Trung - Tây nguyên và Tây Nam Bộ. Hội nghị này dự kiến diễn ra từ ngày 12-14/1/2024.
-
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Nâng cao quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi để thích ứng với tình hình mới -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Phát triển tài chính xanh nhìn từ kinh nghiệm quốc tế -
Hành trình tiến đến Net Zero của Heineken Việt Nam -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
Xoay vốn cho chuyển đổi kép
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025