
-
Ông Đỗ Tiến Hùng được bổ nhiệm làm Giám đốc Điện lực Hà Tĩnh
-
Vicem Hải Vân gia công sản phẩm cho Vicem Hoàng Thạch
-
Doanh nghiệp khởi nghiệp tìm điểm tựa từ Nghị quyết 68
-
Doanh nghiệp nhỏ còn chần chừ với AI vì chi phí cao
-
Một start-up AI tạo sinh Việt Nam gọi vốn thành công 10 triệu USD -
Nửa đầu năm, TKV tiêu thụ 21,4 triệu tấn than
Tại Hội thảo "Việt Nam nắm bắt cơ hội của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới" do Bộ Công thương và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức sáng nay (15/6) tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO thuộc VCCI khẳng định, tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam đã biết về TPP và EVFTA tại thời điểm này cao, và tỷ lệ doanh nghiệp biết tương đối/biết rõ cũng đang tăng lên nhanh chóng.
![]() |
Đại diện VCCI cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam lạc quan một cách tỉnh táo về tác động của các Hiệp định thương mại tự do. Ảnh: H.Y |
Điều đáng mừng hơn là cùng với số lượng doanh nghiệp biết về TPP và EVFTA ngày càng gia tăng , nhưng các doanh nghiệp lạc quan một cách tỉnh táo về các tác động, về cơ hội, khó khăn của các Hiệp định thương mại tự do (FTA).
“VCCI đã tiến hành điều tra trong tháng 4/2016 với 1.500 doanh nghiệp và nhận được phản hồi của 250 doanh nghiệp, cho thấy một thực tế là doanh nghiệp đã sẵn sàng hơn cho TPP và EVFTA so với thời gian trước, kèm theo đó là hầu hết các doanh nghiệp đều có sự chuẩn bị khá cụ thể cho sân chơi thương mại mới mà các FTA mang lại”, bà Trang nói.
3 vấn đề được các doanh nghiệp chuẩn bị nhiều nhất cho các FTA, cụ thể là TPP và EVFTA bao gồm: Chất lượng sản phảm, Tận dụng công nghệ và Tiếp cận các thị trường mới.
Trong khi đó, ở chiều ngược lại, 3 vấn đề doanh nghiệp ít tập trung hơn cả lại thuộc về: Chuyển đổi sản xuất để nâng cao giá trị gia tăng, Đào tạo tay nghề cho công nhân để đạt chuẩn lao động quốc tế và Tham gia vào chuỗi sản xuất, lĩnh vực sản xuất mới.
Tập hợp hông tin từ đại diện cộng đồng doanh nghiệp, VCCI cũng cho biết, các doanh nghiệp có thể chưa đủ sẵn sàng cho TPP, EVFTA cũng xuất phát từ thực tế các cam kết trong TPP, EVFTA
Không hề dễ đọc, dể hiểu và chuẩn bị, do cam kết quá phức tạp về nội dung với 30 Chương, 1.200 trang văn bản, ngôn ngữ hàn lâm, rất nhiều thỏa hiệp.
Thêm vào đó, dù hướng dẫn từ phía cơ quan Nhà nước tuy đã có nhưng quá ít ỏi. Cơ quan Nhà nước mới chỉ có tóm tắt ngắn về EVFTA, tóm tắt mang tính chính sách một vài Chương của TPP. Còn từ phía VCCI, các Hiệp hội ngành hàng, dù đã rất cố gắng nhưng mới có cuốn tóm lược về TPP, chưa có các hướng dẫn TPP trong các lĩnh vực cụ thể.

-
Một start-up AI tạo sinh Việt Nam gọi vốn thành công 10 triệu USD -
Nửa đầu năm, TKV tiêu thụ 21,4 triệu tấn than -
Vietnam Airlines chính thức bay thẳng Hà Nội - Milan (Italia), mở rộng kết nối với châu Âu -
Hải quan khu vực XVI mới chính thức hoạt động, đảm bảo thông suốt xuất nhập khẩu -
Nghị định mới về đăng ký doanh nghiệp -
Chiết khấu xăng dầu thấp, doanh nghiệp phải chấp nhận quy luật thị trường -
Doanh nghiệp Argentina muốn "chạm sâu" vào thị trường Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn