
-
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống
-
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công
-
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi
-
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng
-
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh -
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025
![]() |
Không có kiểm dịch viên để kiểm tra hàng trước khi chiếu xạ nhiều lô hàng trái cây sang Mỹ bị tồn kho gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu. |
Chia sẻ về tình trạng của doanh nghiệp, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Vina T&T, cho biết đang rất lo lắng khi gần 1 tuần nay, xuất khẩu trái cây sang Mỹ bị gián đoạn vì Cơ quan kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ làm việc tại Việt Nam hiện không có kiểm dịch viên để kiểm tra hàng trước khi chiếu xạ. Điều này gây khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp tới Vina T&T cũng các nhiều doanh nghiệp khác.
Theo ông Tùng, bắt đầu từ tháng 3 năm nay, khi dịch Covid-19 bùng phát, Mỹ yêu cầu nhân viên bản xứ phải quay về nước, trong đó có nhân viên của APHIS.
Khi Mỹ rút toàn bộ nhân viên về nước, những người làm việc trong Đại sứ quán Mỹ ở Việt Nam được linh động đến thực hiện việc kiểm dịch tạm thời cho trái cây tươi xuất khẩu sang Mỹ. Tuy nhiên, hiện các nhân viên nhận ủy quyền thực hiện kiểm dịch tạm thời đã bận việc chính của họ nên không thể thực hiện tiếp việc kiểm dịch. Cũng chính vì vậy, từ khoảng một tuần trở lại đây, việc xuất khẩu trái cây tươi đi Mỹ bị chững lại.


“Lúc nhân viên của Đại sứ quán Mỹ kiêm nhiệm, công ty vẫn xuất khẩu được hai lần mỗi tuần nhưng bây giờ xuất khẩu ách tắc. Nếu tình trạng này kéo dài đến cuối năm thì việc xuất khẩu trái cây tươi sang Mỹ của công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tình hình đang khá gay go” - ông Tùng lo ngại.
Với Vina T&T, ông Tùng cho biết, hiện đang có 2 container nhãn khoảng 36 tấn, 1 container xoài 15 tấn, thanh long khoảng 16-17 tấn phải lưu trữ lại kho bảo quản của doanh nghiệp.
"Giá trị của lô hàng tôi chưa thể ước tính nhưng chắc chắn là rất lớn, trung bình một kg nhãn giá 35.000 đồng, thanh long giá 17.000 - 18.000 đồng/kg, xoài 35.000 đồng/kg. Nếu không nhanh chóng tháo gỡ được khó khăn trên sẽ gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp", ông Tùng nói.
Chưa kể, với số hàng trên, Vina T&T còn có kho để bảo quản nhưng nếu tình hình tiếp diễn sang tuần tới thì doanh nghiệp không còn nơi bảo quản", ông Tùng nói và mong vấn đề sớm được giải quyết.
Tương tự, đại diện một doanh nghiệp lớn chuyên xuất khẩu trái cây sang Mỹ ở Đồng bằng Sông Cửu Long cũng đang rơi vào tình cảnh trên. Bà Ngô Tường Vy, Phó Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, cũng cho hay tình trạng trái cây tắc đường sang Mỹ đã kéo dài được khoảng một tuần nay.
“Hiện các đơn hàng của công ty bị đứng lại nhưng chưa ảnh hưởng nhiều. Chúng tôi vẫn đang đợi xem hai bên giải quyết như thế nào để có tính toán kịp thời”, bà Vy cho biết.
Về khó khăn trên, ông Nguyễn Quang Hiếu, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế và truyền thông, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết, ngay từ tháng 3 năm nay, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tất cả các nước thực hiện chính sách bảo hộ công dân, đưa chuyên gia về nước. Đối với thị trường Mỹ, Cục Bảo vệ thực vật phối hợp chặt chẽ với APHIS, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam trong nhiều năm qua.
Vì vậy, ngay sau khi nhân viên bản địa về nước, Đại sứ quán Mỹ cử nhân viên là người Việt của APHIS thực hiện công việc kiểm dịch trái cây trong thời gian tạm thời không có nhân viên chuyên trách. "Tuy nhiên, dịch diễn ra phức tạp, đến thời điểm này giải pháp trên chỉ tạm thời, không thể kéo dài", ông Hiếu cho biết.
Để giải quyết khó khăn trên, Cục Bảo vệ thực vật đang đề nghị Đại sứ quán Mỹ hỗ trợ tiếp tục cử cán bộ của APHIS đến cơ sở chiếu xạ để làm việc.
Đồng thời, trong thời gian tới, Cục Bảo vệ thực vật đang liên hệ đưa chuyên gia Mỹ đến Việt Nam làm việc. Hiện phía Mỹ đã cử chuyên gia, làm xong thủ tục visa, hộ chiếu để sang Việt Nam nhưng do thời điểm này các chuyến bay thương mại chưa có. "Vì vậy, chúng tôi đang làm việc với các cơ quan liên quan để trong thời gian sớm nhất có thể đưa chuyên gia về Việt Nam", ông Hiếu cho hay.



-
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng -
UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận chuyển nhượng Nhà máy thủy điện Khe Nghi -
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh -
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025 -
Tập đoàn Xuân Thiện khởi công Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ hơn 8.000 tỷ đồng tại Hòa Bình -
Thị trường M&A “nguội lạnh” vì thương chiến -
Mộc Châu Milk: Phát triển bền vững nhờ nắm bắt xu hướng thị trường, dẫn đầu công nghệ
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)