Tổng chi phí thực hiện di dời 39.600 căn nhà lụp xụp ven kênh, rạch tại TP.HCM lên đến hơn 220.000 tỷ đồng. Vậy Thành phố sẽ xoay xở ra sao để có được nguồn lực khổng lồ này?
Do niềm tin được củng cố, nên các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ tiếp tục chọn Việt Nam là điểm đến mới, mà còn sẵn sàng mở rộng quy mô dự án hiện hữu. Đây là lý do giải thích vì sao đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục ghi nhận xu hướng tích cực.
Việc lựa chọn ưu tiên đầu tư trước một số phân đoạn của tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông trong giai đoạn 2017 - 2020 dựa trên khả năng cân đối nguồn lực và nhu cầu vận tải.
Từ ngày 3 - 5/11/2017, Chương trình giao lưu văn hóa và thương mại Việt Nam - Nhật Bản lần thứ ba sẽ diễn ra tại TP. Cần Thơ. Nhân sự kiện này, ông Nguyễn Văn Được, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư về tiềm năng, lợi thế và các lĩnh vực mà tỉnh Long An có nhu cầu mời gọi các nhà đầu tư nói chung, đặc biệt là đối tác Nhật Bản.
Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 vừa diễn ra vào tháng 10 đã thành công với nhiều nội dung có chất lượng. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã có chia sẻ với báo chí về về một số kết quả của hội nghị.
Với nguồn lực tài chính mạnh, công nghệ hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến, Nhật Bản là một trong số các đối tác quan trọng đang được TP. Cần Thơ đặc biệt quan tâm, tăng cường hợp tác đầu tư.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc – KCCI đánh giá, Việt Nam nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng hiện đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Hàn Quốc.
Nếu không được bổ sung vốn kịp thời, công tác GPMB tuyến đường sắt đô thị Hà Nội số 1, giai đoạn 1 (Dự án metro số 1 Hà Nội) khó có thể hoàn thành trước năm 2019.
Giải ngân vốn đầu tư công chậm là một trong những nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm khi thảo luận về tình hình thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017 tại nghị trường.
Trong hơn 2 ngày thảo luận tại nghị trường Quốc hội, không ít ý kiến đại biểu đã đề cập những đóng góp của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh những ý kiến xác đáng, vẫn còn những ý kiến thiên lệch. Điều này một lần nữa đòi hỏi dư luận xã hội phải có cái nhìn khách quan và đúng đắn hơn về FDI.