-
Nguyễn Huyền Nhung, Đồng sáng lập, CEO chuỗi Bò An Khang: Tay ngang gây dựng chuỗi nhà hàng bò tươi -
Doanh nhân Bùi Thành Được, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Miền Tây Xanh: Đưa cỏ bàng nơi “rốn phèn” xuất ngoại -
Shark Phú: Thời điểm khởi đầu tốt cho các ngành đã “đứng im” thời đại dịch -
Hai bước chuẩn bị để tuyển dụng đúng người tài -
Cân nhắc kỹ khi chọn người vào hội đồng quản trị -
Chân dung người mang giá trị Việt đến trường quốc tế
Thu hút khách bằng cảnh quan, kiến trúc mang hơi thở đặc trưng và phục vụ với thái độ chân thật của người dân bản địa... là cách mà vị doanh nhân “nhà quê” này tạo ra khác biệt trong làm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp ở vùng cao Tây Bắc.
Doanh nhân Đào Xuân Thịnh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thịnh Đạt. |
1. Gần một năm trước, Le Champ Tú Lệ Resort Hot Spring & Spa (xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) chính thức được “khai sinh” trên thị trường du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Việt Nam, khiến khá nhiều người trong nghề tỏ vẻ hoài nghi. Nhưng cũng không ít người sững sờ trước vẻ đẹp đúng “chất” bản địa của nó. Đây là một phần thuộc Dự án Mù Cang Chải Resort, được nhiều du khách ví như “viên ngọc sáng” miền Tây Yên Bái.
Người ta hoài nghi cũng phải, bởi ông chủ là người dân bản địa không xa lạ trong kinh doanh ở tỉnh, nhưng lại là “tay mơ” trên thị trường du lịch nghỉ dưỡng. Đó là ông chủ 7X - Đào Xuân Thịnh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thịnh Đạt.
Chứng kiến cảnh tỉnh nhà nỗ lực kêu gọi nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch đầy tiềm năng, nhưng sau đó, vì nhiều lý do mà nhà đầu tư bỏ đi, hoặc chậm tiến độ, ông Thịnh cảm thấy “tự ái”. Nhưng trên hết, với trách nhiệm của một người sinh ra và lớn lên ở đây, ông Thịnh không có lý do để từ chối tình yêu với quê hương. “Tôi phải làm gì đó để cho vùng quê nghèo mà đẹp như mơ này, cải thiện hình ảnh du lịch, tạo ra nhiều việc làm cho bà con dân tộc hơn”, ông Thịnh chia sẻ.
Ngoài tiềm năng về thiên nhiên, phong cảnh, ở đây còn có nhiều dân tộc với nét văn hóa đặc sắc khiến nhiều du khách cảm thấy ngỡ ngàng. “Tôi muốn giới thiệu một cách bài bản những vẻ đẹp đó cho các nhà đầu tư và du khách”, ông Thịnh nói và khẳng định, những dự án nghỉ dưỡng do ông thực hiện sẽ không đăng ký xếp hạng sao, mà để du khách tự đánh giá.
Trước khi hình thành Le Champ Tú Lệ Resort Hot Spring & Spa và Mù Cang Chải Resort, ông đã trải nghiệm nhiều nơi nghỉ dưỡng cao cấp khác nhau trong và ngoài nước, như InterContinental Danang, JW Marriott Phú Quốc, các resort ở Bali (Indonesia), Singapore…
“Có thể tôi làm không tốt bằng họ, nhưng tôi có cái đặc trưng riêng của mình. Tôi thu hút khách bằng cảnh quan, kiến trúc và phục vụ. Tôi cũng đi theo hướng khác biệt bằng việc tập trung vào thái độ chân thật của người bản địa”, ông Thịnh nói.
Chẳng thế mà ông đã tự tay quy hoạch và thiết kế Le Champ Tú Lệ. Tận dụng vật liệu tre, nứa, gỗ sẵn ở địa phương, 40 căn nhà sàn nằm trên triền dốc xếp theo từng lớp, giống như một bản làng người Thái bản địa sống lung linh về đêm, rộn ràng tiếng chim hót mỗi sớm mai.
Trong khi đó, với Dự án Mù Cang Chải Resort, ông lấy ý tưởng từ dân tộc Mông. Nhưng vì quy mô dự án lớn, lên tới 128 phòng, tổng vốn đầu tư 600 - 700 tỷ đồng, đánh vào phân khúc khách theo tiêu chuẩn 5 sao, nên ông phải bắt tay với các kiến trúc sư nổi tiếng trong và ngoài nước, như Hữu Luận, Võ Trọng Nghĩa, các chuyên gia tư vấn đến từ Nhật Bản, Pháp… Dự kiến tháng 9/2021, dự án này sẽ đi vào hoạt động.
Ông Thịnh rất tự tin về yếu tố khác biệt của hai khu nghỉ dưỡng này.
Thứ nhất, kiến trúc theo hướng độc đáo và có sự khác biệt.
Thứ hai, khu vực có cảnh quan rất đẹp, đặc biệt Mù Cang Chải vốn nổi tiếng về ruộng bậc thang, mà khu nghỉ dưỡng nằm ở trung tâm của ruộng bậc thang đó.
Thứ ba, sử dụng các loại cây hoa bản địa, như hoa tớ dày (đào rừng) - biểu tượng của dân tộc Mông và chỉ có ở vùng này, hoặc hoa cải vàng mà ông đã cùng đồng bào gieo trồng rất nhiều trên những thửa ruộng bậc thang. Với người dân vùng cao, cây cải dầu vừa mang lại sắc màu tươi đẹp, vừa cho thu nhập. Sau mùa hoa thì cây cải dầu ra quả, kết hạt, dùng để ép dầu.
Với sự khác biệt như vậy, ông Thịnh kỳ vọng tạo nên dấu ấn khác biệt cho hai khu nghỉ dưỡng này. Bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 tới ngành dịch vụ du lịch, Le Champ Tú Lệ Resort Hot Spring & Spa vẫn hoạt động hết công suất đến hết năm. Giờ ông dồn lực cho khu nghỉ ở Mù Cang Chải. Nơi đây chỉ có 2 mùa du lịch: mùa lúa chín và mùa nước đổ. Ông sẽ tạo thêm 2 mùa du lịch nữa là Lễ hội hoa tớ dày và hoa cải trước và sau Tết. “Nếu thành công, thời gian tới, Mù Cang Chải sẽ có 4 mùa du lịch”, ông Thịnh cho biết.
2. Điều đáng nói là hai dự án trên đều nằm vị thế đẹp nhất vùng. Để có được khu đất đó, ông thừa nhận là không phải lao tâm khổ tứ, bởi ông là người địa phương, lại đi tiên phong khai phá, biến quả đồi vốn chỉ để làm nương rẫy quanh năm thành “vàng”.
“Tôi rất lo sợ nếu cảnh quan Mù Cang Chải bị phá vỡ như Sapa”, ông Thịnh khẳng định khi tỉnh đang thu hút và kêu gọi nhà đầu tư lớn nhỏ khắp nơi vào lĩnh vực du lịch. Mặc dù môi trường đầu tư ở Yên Bái chưa thể cải thiện một sớm một chiều, nhưng lãnh đạo tỉnh đã đưa “chỉ số hạnh phúc” vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX mới đây. Đây được coi là điểm mới trong chiến lược phát triển của địa phương này trong nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Chiến lược đầu tư của ông Thịnh đối với quê nhà sẽ xoay quanh “chỉ số hạnh phúc” đó.
“Khi đầu tư vào vùng nào đấy, chủ đầu tư phải tâm huyết, phải lấy người dân bản địa làm gốc, giúp họ có việc làm ổn định, thì doanh nghiệp, sản phẩm mới phát triển bền vững được”, ông Thịnh chia sẻ.
Khi lấy người dân bản địa làm trọng tâm để phát triển thì ở mỗi vùng, mỗi bản, ông sẽ phát hiện ra những “mỏ vàng cần khai phá”. Ông phải đến tận nơi nghiên cứu, trải nghiệm xem vùng đó phù hợp để phát triển sản phẩm gì. Ở mỗi bản quanh khu vực dự án, ông đều tạo việc làm với nghề riêng. Chẳng hạn, ở xã La Pán Tẩn có nghề nấu rượu thóc của người Mông rất nổi tiếng, nhưng dân làm tự phát, chưa kết hợp tốt với chăn nuôi lợn. Ở xã Tú Lệ, ông đầu tư khu dệt vải để khôi phục lại nghề dệt cho nhiều bản người Thái cổ…
Ông có kế hoạch kết nối 2 khu nghỉ dưỡng trên với các điểm du lịch lân cận tại Yên Bái để phát triển và thu hút du khách, hoặc kết hợp với các nhà đầu tư khác cùng làm. Sau khi chuyên gia người Pháp sang nghiên cứu và khẳng định Mù Cang Chải rất thích hợp để trồng hoa oải hương, ông đã kêu gọi các nhà đầu tư cùng thuê đất để trồng loại hoa này.
Đặc biệt, ông phát hiện một vùng chè Shan tuyết ở thôn Giàng Pằng (xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn), với những cây chè hàng trăm tuổi, nhưng nguồn tài nguyên quý giá này lại vô tình bị lãng quên, trong khi đời sống người dân khá thấp. Ông đã bàn với tỉnh để tỉnh đầu tư đường giao thông từ xã đến bản, xây dựng lại bản làng cho sạch đẹp hơn để thu hút khách du lịch đến vùng này.
Mặt khác, ông bắt tay với nghệ nhân trà Nguyễn Cao Sơn cùng đầu tư để xây dựng thương hiệu cho cây chè Việt Nam và nâng cao đời sống người dân. Ông dự định đầu tư nhà máy sản xuất chè Shan tuyết, với đầy đủ chỉ dẫn địa lý, đưa những cây chè ở đây vào danh sách cây di sản Việt Nam.
“Cá nhân một doanh nghiệp không thể làm được, mà phải có sự vào cuộc giúp đỡ của chính quyền”, ông Thịnh nói. Ông cũng cho rằng, nếu không phải người địa phương, thì ít người dám đầu tư lớn như vậy.
Dĩ nhiên, ông có triết lý của riêng mình khi tự đặt mình vào địa vị của khách hàng, của người dân bản địa. Khi đó, ông sẽ phải làm mọi thứ có chiều sâu và bằng tất cả nhiệt huyết. Và cuối cùng, khi người “nhà quê” làm du lịch, ông đã biết lựa chọn, tìm ra những nét độc đáo nhất để tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng thật sự làm say lòng du khách. Phải làm sao khi nói đến tuyến, tour du lịch về Tây Bắc là du khách nghĩ ngay đến Le Champ Tú Lệ Resort Hot Spring & Spa, Mù Cang Chải Resort và nóng lòng muốn xách vali lên và đi.
Ở Le Champ Tú Lệ Resort Hot Spring & Spa, ông trồng 2.000 cây ban, 200 cây lê. Du khách đến mùa nào thức nấy sẽ có lê, ổi, mận để ăn. Dự kiến năm tới khi hoa ban sẽ nở đẹp, ông sẽ tổ chức lễ hội hoa ban ngay tại khu nghỉ dưỡng này.
-
Nguyễn Huyền Nhung, Đồng sáng lập, CEO chuỗi Bò An Khang: Tay ngang gây dựng chuỗi nhà hàng bò tươi -
Doanh nhân Bùi Thành Được, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Miền Tây Xanh: Đưa cỏ bàng nơi “rốn phèn” xuất ngoại -
Shark Phú: Thời điểm khởi đầu tốt cho các ngành đã “đứng im” thời đại dịch -
Hai bước chuẩn bị để tuyển dụng đúng người tài
-
Doanh nhân Phạm Huy Cận, Nhà sáng lập Công ty TNHH Thiết kế và Dịch vụ DMC: Tự làm mới chính mình -
Cân nhắc kỹ khi chọn người vào hội đồng quản trị -
Chân dung người mang giá trị Việt đến trường quốc tế -
Doanh nhân Nguyễn Thị Bính: Tiên phong đưa bún tươi Việt Nam xuất ngoại -
Lương Thị Thu Huyền, Đồng sáng lập, Giám đốc điều hành ECO Solutions: Vì một Việt Nam xanh hơn -
Ông Lê Hồng Minh quay trở lại làm Chủ tịch VNG -
Doanh nhân Đoàn Thị Kiều Vân: Làm mỹ phẩm thuần chay BIOQ từ vỏ thanh long
- VTC Academy ra mắt không gian học tập mới: Bước chuyển mình trong đào tạo nhân lực ngành công nghệ cao
- Bất động sản tại khu vực nào của Bình Định sẽ “tăng nhiệt” năm 2025?
- Meey Group mong muốn “bắt tay” với các đối tác Đức nghiên cứu, phát triển ứng dụng quản lý dữ liệu đất đai
- GAET vinh dự tham gia Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
- Mùa kiều hối Agribank 2025 - “Kiều hối đón tết - gắn kết tình thân”
- HEINEKEN Việt Nam hợp tác cùng VBCSD-VCCI hỗ trợ đối tác cung ứng thúc đẩy giảm phát thải và chuyển đổi năng lượng