
-
Tránh “điểm mù” khi khởi nghiệp trong ngành F&B
-
Chủ động thích ứng vững vàng giữa thế giới kinh doanh bất định
-
Nhà sáng lập có thể nhân đôi hiệu suất từ những việc tưởng rất nhỏ
-
Giám đốc Đào tạo Học viện Golf Jack Nicklaus: "Tôi mong được thấy nhiều golfer trẻ Việt Nam thi đấu trên đấu trường quốc tế"
-
Con trai thứ hai của bầu Hiển làm Chủ tịch Vietravel Airlines -
Bổ nhiệm ông Phương Tiến Minh làm Tổng giám đốc FWD Việt Nam
Khởi nghiệp để... có của riêng
So với giới khởi nghiệp hiện tại, Nguyễn Thị Thu Hương, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Sao Vàng Việt bước chân vào kinh doanh khá muộn.
Sau khi sinh con thứ hai, tuổi chạm ngưỡng 30, Hương mới quyết định rời doanh nghiệp mình đang gắn bó 10 năm để ra... riêng.
![]() |
. |
“Tôi trăn trở rất nhiều khi quyết định ra riêng. Hồi ấy, thu nhập từ doanh nghiệp Đan Mạch, với vị trí Trưởng đại diện miền Bắc đủ để tôi “sống khỏe”, không phải lo nghĩ nhiều, lại có thời gian để làm tròn bổn phận người phụ nữ của gia đình. Nhưng sâu thẳm trong đáy lòng, tôi muốn thử sức, muốn làm một điều gì đó vất vả hơn và thực tâm muốn tạo thành tựu riêng cho bản thân”, Hương kể thời điểm tự làm khó mình.
Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Sao Vàng Việt đã ra đời vào thời điểm 2009, với Nhà máy đầu tiên đặt tại Phúc Yên được đưa vào hoạt động từ năm 2010, chuyên sản xuất xơ sợi xuất khẩu.
Nhưng, thời điểm Sao Vàng Việt ra đời rơi đúng tâm chấn của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế trong nước khó khăn. Khó khăn đổ dồn gần như một lúc lên vai nữ doanh nhân trẻ, từ tài chính, nhân lực đến cả sức khỏe của chị.
“Thời điểm 2008 - 2013, kinh doanh vô cùng khó. Kinh tế trong nước rơi vào điểm đáy. Có những lúc tôi nản, nhưng rồi nghĩ nếu không vượt qua được đợt này, tôi sẽ không bao giờ bắt đầu được ước mơ làm được điều gì đó cho riêng mình”, Hương nói.
3 năm đầu vô cung vất vả, ngoài lợi thế về hoạt động xuất nhập khẩu mà nữ giám đốc đã có được trong 10 năm đi làm thuê, Sao Vàng Việt là người mới tinh, cái gì cũng bỡ ngỡ, cũng phải học. Sao Vàng Việt lại chọn mảng nguyên phụ liệu, không cùng ngành hàng với công ty cũ mà Hương đã làm, nên không tận dụng được nhiều từ các mối quan hệ làm ăn trước. Hàng chuyển đi rồi bị trả về làm cả Công ty lo lắng, mất ăn, mất ngủ để tìm lý do.
“Rồi hàng hỏng bị trả về thưa dần, tôi hiểu đã vượt qua được chặng khó khăn nhất”, Hương chia sẻ.
Tư duy lạc quan
Việc chọn ngành hàng kinh doanh liên quan đến xơ sợi, vải của Hương cũng có lý do. Gia đình Hương đã có 50 - 60 năm trong nghề vải. Mẹ sinh ra tại làng vải Ninh Hiệp, nên từ bé đến lớn, Hương sống cùng với vải vóc, xơ sợi, với đủ thứ chuyện của nghề, nên có sự nhạy cảm riêng với mặt hàng này.
Khi ra làm nghề, sự nhạy cảm đặc biệt này đã giúp Hương rất nhiều, thậm chí là chìa khóa tạo đà cho Hương bật lên trong công việc kinh doanh của mình. Với Hương, mỗi loại vải, loại sợi có tiếng nói riêng, có thông điệp riêng, mà nếu hiểu tận tường, chúng sẽ mang tới những giá trị riêng biệt cho sản phẩm và đó cũng là sự khác biệt mà Hương mang tới cho khách hàng của mình.
Vì, kinh doanh xơ sợi có những đặc thù rất khác. Nếu một mặt hàng nào đó bán cho khách, thu tiền về là xong, nhưng sản phẩm xơ sợi, thì doanh nghiệp bán hàng phải chịu trách nhiệm với khách mua hàng trong quá trình sản xuất sau đó, có khi thời gian hàng năm sau khi bán hàng. Nếu sợi không ổn định, ảnh hưởng đến chất lượng dệt vải sau đó, chi phí phạt với nhà sản xuất là cả một vấn đề lớn.
Hương đã dính lỗi khi nhà máy mới đi vào vận hành, mọi việc kiểm soát chưa thực sự vào guồng. 6 chuyến xuất đi thị trường Trung Quốc không sao, đến chuyến thứ bảy đi EU thì bị lỗi.
“Chúng tôi phải chịu chi phí vận chuyển đi vận chuyển lại cho khách hàng, chấp nhận làm lại hàng mới thay thế cho đợt hàng bị chê, phải giảm 50% giá bán cho họ. Chưa hết, tôi phải cắt cử giám đốc kỹ thuật sang hẳn nhà máy của khách hàng tại Đan Mạch để xem sản phẩm lỗi ở đâu. Cho tới khi lô hàng mới của chúng tôi giao cho khách xong, đưa vào sản xuất ổn định thì giám đốc kỹ thuật mới về Việt Nam”, Hương kể và chia sẻ rằng, mình đã may mắn khi có được đội ngũ kỹ thuật tâm huyết gắn bó từ những ngày đầu thành lập Sao Vàng Việt.
Sau 8 năm khởi nghiệp, “gia tài” Hương gây dựng được là 3 Nhà máy sản xuất tại Phúc Yên và Vĩnh Phúc với quy mô doanh thu 20 triệu USD/năm.
Người phụ nữ của gia đình
Lúc này, 3 nhà máy sản xuất xơ sợi của Hương vẫn đang chạy 100% công suất để đáp ứng kịp đơn hàng xuất khẩu cho các đối tác đến từ Trung Quốc, Tây Ban Nha, Đan Mạch… Kể cả nhà máy thứ ba mới được đưa vào hoạt động từ đầu năm 2017 hiện cũng đã kín đơn hàng đến giữa năm 2018.
Nhưng Giám đốc Nguyễn Thị Thu Hương cho biết chưa nghĩ đến kế hoạch mở rộng nhà máy. Một phần, để đầu tư thêm một nhà máy, ngoài chi phí tối thiểu khoảng 5 triệu USD, thì điều quan trọng là phải tiên lượng được khách hàng và thị trường, nên Hương muốn đi chậm, nhưng chắc chắn cho tới năm 2020 mới cân nhắc kế hoạch mới. Một phần, Hương nói không quên vai trò là người mẹ, người vợ trong gia đình, cho dù quyết định khởi nghiệp của Hương nhận được sự ủng hộ rất lớn của người bạn đời.
“Tôi muốn hài hòa cả công việc và gia đình, nên không tham vọng những điều quá lớn lao. Tôi đã từng làm việc 14-16 tiếng/ngày, nhưng hiện tại, các con tôi đang trong tuổi trưởng thành, chúng cần mẹ, tôi phải thu xếp để bên con, nhìn chúng khôn lớn”, Hương chia sẻ.
Chặng đường kinh doanh của Sao Vàng Việt có thể hình dung thế nào?
Trong 8 năm qua, Sao Vàng Việt đi qua nhiều thăng trầm. Tuy nhiên, qua mỗi “khúc cua”, chúng tôi thấy mình trưởng thành hơn, hiểu rõ việc kinh doanh như đồ thị hình sin, lúc lên, lúc xuống và có lúc đi ngang, để lạc quan và kiên định với kế hoạch của mình.
Điều gì giữ vững được sự lạc quan trong kinh doanh?
Tư duy tích cực. Kinh doanh gặp khó, bị suy giảm là chuyện thường, nếu cứ tốt mãi lại thành không bình thường. Cuộc sống cũng vậy, điều đó mới khiến mọi việc hấp dẫn... Chính những lúc “chùng xuống” là lúc cần “nạp nhiên liệu”, tìm kiếm sáng kiến, giải pháp cho giai đoạn bùng nổ tiếp sau.
Có bao giờ khó khăn lấn át tư duy tích cực...
Không dưới 5 lần tôi muốn buông hết, khi sức ép quá nhiều, nhất là trong 3 năm đầu khởi nghiệp. Nhưng tôi xác định, không khó khăn thì không phải là kinh doanh. Chính tinh thần sống như vậy đã giúp tôi đi qua khó khăn nhanh hơn.
Tôi cân bằng bằng cách tham gia các phong trào với bạn bè để duy trì kết nối, để có thêm năng lượng từ bạn bè...
-
Doanh nhân Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Asia Gate Travel: Người hóa giải những nhiệm vụ bất khả thi
-
Tránh “điểm mù” khi khởi nghiệp trong ngành F&B
-
Doanh nhân Phạm Thị Kiều Oanh, Nhà sáng lập, Giám đốc điều hành Rueco: Làm nông nghiệp bằng sự tử tế
-
Chủ động thích ứng vững vàng giữa thế giới kinh doanh bất định
-
Hanel và Chủ tịch Hanel được vinh danh tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á 2025 -
Truyền cảm hứng cho thế hệ doanh nhân trong tương lai -
Nhà sáng lập có thể nhân đôi hiệu suất từ những việc tưởng rất nhỏ -
Doanh nhân Lê Quốc Khánh, Tổng giám đốc CTCP Vận tải và Dịch vụ Phú Hoàng: Chọn hướng đi xanh -
Trần Quang Vinh, Nhà sáng lập, Giám đốc điều hành Murror: Hạnh phúc khi giúp mọi người “chữa lành” nỗi đau bên trong -
Doanh nhân Đặng Thanh Tùng, Giám đốc New World Travel: “Công việc cho tôi chạm vào cảm xúc mỗi ngày” -
Phạm Sơn Lộc, Nhà sáng lập, Giám đốc công nghệ VierCycle: Nâng tầm trải nghiệm đạp xe vì lối sống xanh
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế