-
Vì sao start-up cần thành lập hội đồng quản trị? -
Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc, doanh nhân Nguyễn Văn Trường cùng các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước UNESCO tại Ninh Bình. |
Đưa di sản lên tầm cao mới
Từ những năm 2000 đến nay, doanh nhân Nguyễn Văn Trường cùng Doanh nghiệp Xuân Trường đã đầu tư nhiều ngàn tỷ đồng để xây dựng và tôn tạo các công trình văn hóa tâm linh, những dự án phát triển du lịch ở Ninh Bình, Hà Nam, Trường Sa… Ông Trường luôn tâm niệm: “Chùa chiền như là những mốc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc”.
Chùa Bái Đính (Ninh Bình) được Doanh nghiệp Xuân Trường đầu tư xây dựng gồm những công trình lớn, hoành tráng, mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt Nam, sử dụng những vật liệu quý như đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết, ngói men Bát Tràng nâu sẫm…. Để tạo ra nét thuần Việt trong kiến trúc chùa Bái Đính, doanh nghiệp đã huy động sự tham gia của 500 nghệ nhân tinh hoa từ các làng nghề nổi tiếng trên cả nước.
Với tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, hành lang La Hán dài nhất châu Á, tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, quả chuông đồng lớn nhất, khu chùa rộng nhất, giếng ngọc lớn nhất và có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam, Bái Đính là ngôi chùa giữ nhiều kỷ lục.
Cùng với đó, ông Trường đã đầu tư, cải tạo, nâng cấp Quần thể danh thắng Tràng An. Năm 2014, Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới - di sản hỗn hợp đầu tiên và duy nhất thuộc khu vực Đông Nam Á.
Một công trình nức tiếng cũng do doanh nhân Nguyễn Văn Trường đầu tư, xây dựng là Khu du lịch quốc gia Tam Chúc (tại thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam). Ngắm nhìn cảnh sắc Tam Chúc như một kho báu trời cho, có thể nối tiếp Tràng An trở thành di sản thế giới, ít ai biết rằng, gần 20 năm trước, nơi đây chỉ là vùng hồ ruộng ngập nước bao la, trùng điệp các dãy núi đá vôi xen với rừng cây, bao quanh là sình lầy.
Khu du lịch Tam Chúc có tổng diện tích trên 5.100 ha, trong đó, khu chùa Tam Chúc rộng 144 ha với nhiều công trình nguy nga, lộng lẫy, là khu chùa rộng nhất thế giới. Chùa Tam Chúc sở hữu cảnh quan đặc biệt, lưng tựa núi Thất Tinh, hướng mặt là hồ Tam Chúc cùng 6 hòn đảo đá, tạo nên bức tranh hùng vĩ, nên thơ, thanh bình.
Từ trên cao nhìn xuống, Tam Chúc đẹp như bức tranh thủy mặc khổng lồ với những đường nét hoàn mỹ được bàn tay tạo hóa sắp đặt. Tam Chúc đã khiến du khách trong và ngoài nước ngỡ ngàng, không chỉ bởi vẻ đẹp hữu tình, được ví như một “vịnh Hạ Long trên cạn”, mà còn bởi tầm cỡ, quy mô của toàn bộ khu du lịch.
Đóng góp quan trọng cho kinh tế - xã hội của địa phương
Danh thắng Tràng An đã trở thành thương hiệu nổi tiếng quốc tế, là động lực để “con tàu” du lịch Ninh Bình vươn ra biển lớn. Lượng khách du lịch đến Ninh Bình ngày càng tăng, mang tới doanh thu ngày càng lớn. Du lịch phát triển đóng góp không nhỏ vào cơ cấu GRDP của Ninh Bình, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, thúc đẩy nhiều ngành, nhiều lĩnh vực phát triển. Du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thương hiệu số 1 của địa phương, làm phong phú thêm sinh kế của của hàng ngàn cư dân.
Năm 2023, khách du lịch đến Ninh Bình đạt gần 6,6 triệu lượt, gấp hơn 1,7 lần năm 2022. Trong đó, khách lưu trú đạt gần 1,4 triệu lượt, với gần 1,9 triệu ngày lưu trú. Doanh thu du lịch đạt trên 6.516,2 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần năm 2022, đạt 156,52% kế hoạch năm.
Ninh Bình lọt vào danh sách bình chọn của nhiều chuyên trang du lịch quốc tế uy tín. Năm 2020, Trips to Discover (Mỹ) điền tên Ninh Bình vào danh sách 14 điểm đến hấp dẫn nhất châu Á. Năm 2022, Travel + Leisure (Mỹ) xếp Ninh Bình vào danh sách 12 địa điểm quay phim đẹp nhất châu Á. Năm 2023, Ninh Bình đoạt giải thưởng Traveller Review Awards, là đại diện duy nhất của Việt Nam lọt top 10 điểm đến thân thiện nhất thế giới.
Mới đây, Tạp chí Forbes bình chọn Ninh Bình là một trong 23 điểm đáng đến nhất thế giới. Ninh Bình cũng là địa điểm đã tổ chức thành công nhiều đại lễ Vesak Liên hợp quốc, Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước 1972, Diễn đàn Thượng đỉnh Phật giáo ASEAN 2016, Hội nghị quốc tế Phát huy giá trị các danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam…
- Doanh nhân Nguyễn Văn Trường
Quần thể danh thắng Tràng An trở thành khu du lịch sinh thái tâm linh và Di sản văn hóa - thiên nhiên thế giới. Với doanh nhân Nguyễn Văn Trường, đây là niềm hạnh phúc lớn nhất của cá nhân ông cũng như của quê hương Ninh Bình. “Quan trọng nhất là hàng ngàn người dân có việc làm với mức thu nhập tốt”, ông Trường nói.
Khu du lịch quốc gia Tam Chúc với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, sản phẩm du lịch chất lượng cao, thương hiệu bay xa, đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam, cùng với các cụm du lịch phụ cận trở thành trung tâm du lịch hấp dẫn của vùng đồng bằng sông Hồng, duyên hải Đông Bắc và cả nước.
Với cộng đồng cư dân quanh Khu du lịch quốc gia Tam Chúc, cuộc sống của họ đã thật sự bước sang một trang mới. Người lao động ở nhiều lứa tuổi đều có thể tìm được công việc phù hợp tại Khu du lịch, hoặc mở các dịch vụ tại gia để kinh doanh. Được biết, năm 2023, tổng khách du lịch đến Hà Nam đạt 4,38 triệu lượt, tăng 38,87% so với năm 2022; doanh thu du lịch ước đạt 3.382 tỷ đồng, tăng 57,52% so với năm 2022.
Trong lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) dịp cuối năm 2023 tại Dubai (Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất), Hà Nam lần đầu tiên được vinh danh là “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu thế giới”. Khu du lịch Tam Chúc được nhắc đến nhiều như điểm đến mới, có sức hút diệu kỳ với du khách, giúp mảnh đất này trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới.
Một doanh nhân giản dị
Hình như, ông Trường sinh ra để làm những việc độc đáo. Ông là doanh nhân đạt kỷ lục về số lần và thời gian ra Trường Sa, với rất nhiều lần lên tàu vượt biển, khảo sát, thiết kế, tham gia lập phương án thi công, vận chuyển nguyên vật liệu từ đất liền ra đảo.
Trùng tu, xây dựng chùa chiền trong đất liền đã rất kỳ công, nhưng xây dựng ở ngoài đảo còn kỳ công gấp nhiều lần. Gian nan là thế, vậy mà nhiều năm qua, ông cùng các cộng sự và người dân đã tôn tạo, phục dựng nhiều ngôi chùa ở Trường Sa - vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Trường Sa Lớn, Sinh Tồn, Nam Yết, Sơn Ca, Phan Vinh, Song Tử Tây... ngày đêm vẳng tiếng chuông cùng lời nguyện cầu cho bình an, hạnh phúc.
Với mảnh đất Ninh Bình, Hà Nam, để có được những kiệt tác tâm linh, trở thành điểm đến của hàng triệu du khách quốc tế cũng như trong nước, không thể không kể đến những đóng góp của doanh nhân Nguyễn Văn Trường - người đã miệt mài dựng xây những công trình hữu ích, quý giá, bền vững cho quê hương, đất nước.
Nếu đã gặp ông Trường, chắc hẳn, ai cũng ấn tượng bởi sự bình dị và gần gũi của vị doanh nhân này. Ông luôn nói rằng, doanh nhân cũng giống người lao động bình thường, cũng ăn 3 bữa một ngày, khác biệt là họ sẽ để lại điều gì cho đời.
Sự giản dị, không khoa trương của ông được thể hiện ngay từ cách vận hành doanh nghiệp. Dù thực hiện hàng trăm dự án tầm cỡ, có hàng loạt công trình di sản kỷ lục, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, nhưng doanh nghiệp của ông vẫn giữ nguyên tên gọi đã được đặt từ ngày đầu: Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường.
Chưa thôi khát vọng
Luôn khát khao được chắp cánh cho di sản của quê hương, đất nước, đầu năm 2022, doanh nhân Nguyễn Văn Trường đã báo cáo UBND tỉnh Hưng Yên xin chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng và phục dựng Phố Hiến với tên gọi “Phố Hiến xưa” trên diện tích 1.200 ha, tổng vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng, với mục tiêu xây dựng những hình ảnh gợi nhớ về một thương cảng quốc tế Phố Hiến sầm uất từ giữa thế kỷ XV - “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến”. Dự án nhằm góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Hưng Yên, đồng thời tạo nên những di sản văn hóa cho mai sau.
Bên cạnh đó, ông Trường cũng đã lên kế hoạch nghiên cứu Quy hoạch Dự án hồ Thanh Long (Hải Dương) diện tích khoảng 1.502 ha, xây dựng, tôn tạo tháp thờ Phật, tháp chuông… với tâm điểm là 3 ngọn tháp ở hồ Tam Tôn, nối với nhau bằng hệ thống đường ngầm dưới lòng hồ. Trên đảo nổi sẽ tôn tạo xây dựng chùa Thanh Long thành ngôi chùa lớn. Đây sẽ là một khu du lịch tổng hợp tầm cỡ quốc tế với các loại hình du lịch đặc trưng lịch sử, văn hóa, tâm linh, sinh thái…, là điểm kết nối ấn tượng làm nổi bật khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc.
-
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Benoît Chaigneau, Nhà sáng lập Chu Ben Fish Sauce: Nâng tầm nước mắm Việt Nam -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ -
Doanh nhân Nguyễn Thúy Cải: Ba thập kỷ lan tỏa giá trị ẩm thực và tiệc cưới truyền thống -
Chu Văn Nam, nhà sáng lập thương hiệu Nada Oils: Tìm chỗ đứng trên thị trường tinh dầu
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"