-
Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị cho doanh nghiệp -
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam có Chủ tịch Hội đồng quản trị mới -
Ông Dương Văn Bắc được bổ nhiệm chức Phó tổng giám đốc Tập đoàn Novaland -
Doanh nhân Tạ Huy Bình, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc MINSANDO: Hành trình chinh phục các chứng chỉ xanh -
Doanh nhân Lê Lan Hương, Nhà sáng lập thương hiệu H’EMR: Gìn giữ những mảnh ghép của văn hóa Việt Nam -
Doanh nhân Nguyễn Thị Minh Đăng, CEO Công ty cổ phần Koro: Người tiên phong “chẩn bệnh” cho nước
Doanh nhân Annie Đỗ, CEO Công ty ANAIS Investment. |
1.
Không ai được sinh ra với sự thành công và thành tựu cho riêng mình. Tất cả chúng ta đều phải nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ để đạt được mục tiêu trong cuộc sống. “Không có áp lực, không có kim cương” - câu nói này cho chúng ta thấy rằng, ai cũng có thể trở nên tuyệt vời nếu họ không ngừng cố gắng và không sợ áp lực.
Với kinh nghiệm gần 10 năm trên thương trường, nữ doanh nhân Đỗ Thị Ánh Nguyệt (Annie Đỗ), CEO Công ty ANAIS Investment cho rằng, chính những khó khăn và thử thách trong cuộc sống giúp ta hoàn thiện bản thân và học được nhiều giá trị tốt đẹp hơn. Nếu không có áp lực, cuộc sống sẽ trở nên nhàm chán và chúng ta sẽ không có động lực để vươn lên.
Chia sẻ thêm về câu chuyện của mình, nữ doanh nhân tuổi Rồng (sinh năm 1988) cho hay, năm 2006, chị rời quê từ Quảng Nam vào TP.HCM để học tập và sinh sống. Với cá tính luôn muốn làm chủ cuộc sống và công việc, chị đã ấp ủ dự định khởi nghiệp ngay từ khi còn là sinh viên.
Nghĩ là làm, sau thời gian học tập và tích lũy kinh nghiệm, năm 2015, chị quyết định thành lập ANAIS, song song đó cũng mở thêm một nhà hàng kinh doanh ăn uống, vừa để thử sức, vừa trải nghiệm thêm xem ngành nào phù hợp với mình. Do chưa có kinh nghiệm, chưa nhìn nhận rõ thị trường cũng như chưa quản lý nhân sự hiệu quả, nên nhà hàng đã phải đóng cửa sau chưa đầy 1 năm.
“Thất bại tất nhiên chẳng vui vẻ gì, nhưng nhờ đó, tôi nhận được nhiều bài học, thấy được vai trò cực kỳ quan trọng của một người lãnh đạo và cách vận hành một doanh nghiệp sao cho hiệu quả. Và cũng từ đó, tôi chuyên tâm hơn cho ANAIS”, Annie Đỗ nói.
Qua nhiều năm “lăn lộn” trên thương trường và trải qua không ít “sóng gió”, nữ doanh nhân chiêm nghiệm ra rằng, thành công của một người lãnh đạo chính là sự thành công của những nhân viên làm việc cùng mình. Để làm được điều này, người “thuyền trưởng” phải truyền cảm hứng, động lực cho đội ngũ nhân sự.
“Trước đây, tôi thường tự mình làm tất cả công việc, doanh nghiệp không có cơ chế vận hành khoa học nên rất áp lực. Nhưng khi đã nhận ra được vấn đề, tôi liền thay đổi bằng việc chọn lọc và tập trung phát triển nội lực của từng người. Tiếp đến là truyền cảm hứng và chia sẻ kinh nghiệm, chuyên môn để các bạn có thể tự phát triển được thế mạnh của mình”, Annie Đỗ chia sẻ.
Nhân sự của Công ty cũng thường xuyên đặt câu hỏi: “Đào tạo như vậy, Annie Đỗ có lo nhân viên sẽ tách ra để thành lập công ty riêng hay không?”. Annie Đỗ mỉm cười và trả lời rằng, mình hoàn toàn có thể trở thành “partner” (người đồng hành), hỗ trợ nhân viên để họ tách ra khởi nghiệp riêng.
Song, chị cũng khuyên mọi người, trước khi ra làm riêng, thì hãy nhìn vào thực tế, cụ thể là từ những người đi trước để thấy rằng, thương trường rất khốc liệt. Cho dù các bạn chọn kinh doanh bất cứ ngành nghề gì, để trưởng thành và không bị thất bại, thì cần chuẩn bị vững vàng kiến thức, kinh nghiệm, đặc biệt là phải thực sự nghiêm túc với quyết định của mình.
“Môi trường kinh doanh hiện tại tốt hơn so với trước kia rất nhiều, nhưng đổi lại, tính cạnh tranh cũng cao hơn, khả năng bị đánh bại cũng cao. Vì vậy, các bạn cần phải nỗ lực hơn và tích lũy kinh nghiệm nhiều hơn từ chính những công việc hàng ngày đang làm”, Annie Đỗ nói.
2.
Từ cách quản lý vận hành trên, sau 9 năm đi vào hoạt động, ANAIS đã tạo dựng cho mình chỗ đứng vững chắc trong ngành tư vấn đầu tư, định cư. Thông qua ANAIS, hàng trăm gia đình đã có thị thực định cư ở nước ngoài, đang sinh sống và có thu nhập ổn định.
Khi được hỏi: “Chị đánh giá thế nào về xu hướng định cư tại nước ngoài của người Việt và xu hướng này có đáng lo ngại?”, Annie Đỗ chia sẻ, Việt Nam là một trong những nước đứng ở top đầu về số lượng người định cư ở nước ngoài. Giai đoạn 1990 - 2015, theo thống kê, rà soát của Tổ chức Di cư quốc tế, có hơn 2,5 triệu người Việt sang nước ngoài định cư. Trung bình mỗi năm, có khoảng 100.000 người Việt chuyển sang định cư ở nước ngoài.
Có thể thấy, nhu cầu định cư nước ngoài của người Việt rất lớn. Đặc biệt, khoảng 5 năm gần đây, nhu cầu định cư ở Mỹ, Canada, Australia, Hy Lạp, Hàn Quốc, Đức, Bồ Đào Nha, Nhật Bản… tăng mạnh.
“Điều này không có gì đáng lo ngại. Bởi việc ra nước ngoài định cư là một nhu cầu và cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho cá nhân và đất nước”, Annie Đỗ chia sẻ.
Trước hết, với cá nhân, khi ra nước ngoài định cư, người Việt sẽ được sống tại các nước có nền kinh tế phát triển, chất lượng sống tốt hơn, mở ra nhiều cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp, phát triển kinh tế cho bản thân và gia đình. Từ đó, cũng sẽ có cơ hội để đóng góp, cống hiến trở lại cho đất nước, không chỉ ở khía cạnh kinh tế, mà còn ở nhiều mặt khác.
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), lượng kiều hối về Việt Nam năm 2023 khoảng 14 tỷ USD. Chỉ tính riêng tại TP.HCM, lượng kiều hối chuyển về trong năm 2023 đạt gần 9 tỷ USD, tăng 35% so với năm 2022. Đây là mức kiều hối cao nhất từ trước đến nay. Nếu so sánh với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm qua của TP.HCM (đạt 3,4 tỷ USD), thì nguồn kiều hối chuyển về cao gấp gần 3 lần. Lượng kiều hối tại TP.HCM trong những năm qua chiếm khoảng 55 - 60% tổng lượng kiều hối của cả nước.
Kiều hối luôn được đánh giá là một trong những nguồn cung góp phần bảo đảm quan hệ cung - cầu ngoại tệ, đồng thời hỗ trợ hiệu quả cho chính sách tiền tệ, tỷ giá và thị trường ngoại hối. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, kiều hối về Việt Nam sẽ tiếp tục tăng, năm 2024 sẽ đạt 14,4 tỷ USD, cao hơn năm 2023.
3.
Thông qua quá trình làm việc với khách hàng, CEO Công ty ANAIS Investment cho rằng, hiện nay, các doanh nghiệp đã chủ động tái cấu trúc sản phẩm cũng như chuyển đổi dịch vụ để thích ứng với thị trường. Theo đó, bước sang năm 2024, thị trường sẽ bắt đầu có sự hồi phục và “dễ thở” hơn.
Đặc biệt, trong năm qua, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với các nước lớn; Bộ Chính trị cũng đã ban hành Nghị quyết 41 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới… Đây chính là động lực quan trọng để tạo nên sức bật mới cho nền kinh tế nói chung và cho các doanh nhân nói riêng.
Hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam đã có tới gần 900.000 doanh nghiệp, cùng với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI, hợp tác xã… Đội ngũ doanh nhân là lãnh đạo doanh nghiệp đã đạt tới con số 2 - 3 triệu người. Nếu tính cả những người làm kinh doanh, những hộ kinh doanh cá thể, thì đội ngũ doanh nhân có thể đạt tới 10 triệu người. Do vậy, việc có một chiến lược bài bản trong bồi dưỡng, đào tạo doanh nhân, đặc biệt, có chính sách đột phá để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp quy mô lớn là cần thiết.
Tại ANAIS Investment, để bắt nhịp với những cơ hội mới, bên cạnh hoạt động tư vấn đầu tư, định cư, doanh nhân Annie Đỗ chia sẻ, trong năm 2024 ,sẽ phân bổ nguồn lực cho những dịch vụ khác như tư vấn mua bán - sáp nhập (M&A) cho các doanh nghiệp tại Việt Nam và Canada. Bởi theo khảo sát của doanh nghiệp này, nhiều người Việt qua nước ngoài làm việc và có dòng tiền lớn, muốn quay về đầu tư tại Việt Nam để có dòng tiền thụ động thông qua hình thức M&A các doanh nghiệp tại Việt Nam.
“Mới đây, chúng tôi đã tiếp nhận và tư vấn cho một nhà đầu tư gốc Việt ở Canada M&A thành công một doanh nghiệp chuyên sản xuất nông sản tại Việt Nam. Theo đó, sản phẩm của công ty này không chỉ phân phối tại thị trường trong nước, mà còn có mặt tại các kệ hàng tại Canada”, doanh nhân Annie Đỗ chia sẻ.
Nhận thấy nhu cầu giao thương lớn, ANAIS Investment cũng sẽ tập trung vào lĩnh vực xuất nhập khẩu. Theo chia sẻ của nữ doanh nhân này, trong năm 2024, Công ty sẽ làm cầu nối xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Canada và Mỹ, tập trung chủ yếu ở mảng thực phẩm, đồ uống (F&B) và ngành thực phẩm.
“Động lực đã có, nhưng để có sức bật, thì bản thân doanh nghiệp phải sở hữu nền tảng vững chắc. Nền tảng của một doanh nghiệp bắt đầu từ yếu tố nội tại và đến từ yếu tố khách hàng. Khách hàng chính là tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, chúng ta cần thay đổi từ văn hóa công ty, dịch vụ, sản phẩm, cách thức chăm sóc… phải làm sao để khách hàng chính là trái tim của chính mình”, Annie Đỗ nói.
Để giúp khách hàng vượt qua những rào cản ngôn ngữ và chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng như IELTS, ANAIS tự hào giới thiệu Trung tâm Tiếng Anh ANAIS - đây là một phần quan trọng trong hệ sinh thái dịch vụ toàn diện của doanh nghiệp.
-
Doanh nhân Tạ Huy Bình, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc MINSANDO: Hành trình chinh phục các chứng chỉ xanh -
Doanh nhân Nguyễn Ngọc Huyền, Chủ tịch HĐQT Mia Group: Nâng cấp với nông nghiệp bền vững -
Doanh nhân Lê Lan Hương, Nhà sáng lập thương hiệu H’EMR: Gìn giữ những mảnh ghép của văn hóa Việt Nam -
[Megastory] "Giàng A Hiếu" - Người đánh thức "xứ sở hạnh phúc Suối Giàng" và khát khao đưa trà Việt lên đỉnh thế giới -
[Emagazine] CEO HVN Travel Trương Minh Tuấn: "Không chọn lợi nhuận cao nhất, tôi chọn tuyệt vời nhất" -
Trần Văn Phong, đồng sáng lập SwiftHub: Định nghĩa lại dịch vụ hoàn tất đơn hàng -
Doanh nhân Nguyễn Thị Minh Đăng, CEO Công ty cổ phần Koro: Người tiên phong “chẩn bệnh” cho nước
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh
- Điều gì giúp Vinasoy trở thành "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" năm 2024?
- Thương hiệu JW Marriott- JW Marriott Hotel & Suites Saigon chính thức ra mắt tại TP.HCM
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam