
-
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP Invest: Doanh nhân “xẻ dọc Trường Sơn”
-
Tổng giám đốc Tập đoàn ThaiBinh Seed Trần Thị Trà: Tiếp nối sứ mệnh của người cha Anh hùng
-
Luật sư Nguyễn Thành Nam: Tự hào hai tiếng Việt Nam
-
Từ chiến hào đến màn ảnh: Câu chuyện của một nhà đầu tư ngoại đồng hành với điện ảnh Việt -
Tránh “điểm mù” khi khởi nghiệp trong ngành F&B
![]() |
Doanh nhân Phan Công Tuấn (giữa) đã thành lập và đưa STPower trở thành một doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực điện tự động của Việt Nam |
Dám thoát khỏi vùng an toàn
“Năm 2025 với tôi là cột mốc lớn, bởi Công ty tròn 20 năm thành lập và tôi bước vào tuổi 50”, doanh nhân Phan Công Tuấn cười rạng rỡ khi nhắc chuyện năm sinh của mình trùng với sự kiện đất nước thống nhất. Với ông, đó là sự trùng hợp đặc biệt của cuộc đời, mang đến nhiều cảm xúc và cả những động lực cho hành trình khởi nghiệp.
Thương hiệu STPower được doanh nhân Phan Công Tuấn chính thức sử dụng vào năm 2020. Để định hình thương hiệu, ông trải qua một hành trình đầy nỗ lực và thoát khỏi vùng an toàn.
Ông kể, trước khi là chủ doanh nghiệp, ông làm việc cho một công ty nhà nước với mức thu nhập ổn định mà không ít người mơ ước ở thời điểm đó. Nhưng ông quyết định nghỉ việc và bắt đầu dấn thân vào con đường khởi nghiệp, kinh doanh lĩnh vực điện tự động hóa và da giày. Quyết định “ngược dòng” đó khiến không ít người thân và bạn bè bất ngờ, nhiều người lo lắng.
“Tôi có khát vọng lập nghiệp, muốn bứt phá khỏi vùng an toàn, tin rằng khởi nghiệp sẽ giúp phát triển bản thân tốt hơn. Ban đầu, công ty lấy tên là Tuấn Huy, được thành lập vào ngày 13/5/2005, chỉ có 4 người, vốn ban đầu hơn 100 triệu đồng. Lúc đó, tôi tròn 30 tuổi”, CEO Phan Công Tuấn không thể quên kỷ niệm trong những ngày đầu ấy.
Sau “tuần trăng mật” của những ngày khởi nghiệp, quyết tâm của doanh nhân trẻ Phan Công Tuấn bị thử thách với trải nghiệm thực tế, sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Nếu lúc trước làm xong việc rồi về, thì khi mở công ty, ông phải làm việc không có ngày nghỉ, làm tất cả các công việc như một người thợ đúng nghĩa.
CEO Phan Công Tuấn chia sẻ, muốn tồn tại và đưa doanh nghiệp phát triển, phải tạo được giá trị cho khách hàng, vì thế, ông luôn áp dụng phương châm “phục vụ tốt nhất, nhanh nhất”. Nhờ chiến lược này, doanh nghiệp nhỏ của ông phát triển nhanh chóng, dần tìm được chỗ đứng tại thị trường miền Trung, đặc biệt trên lĩnh vực điện tự động hóa. Công ty trở thành nhà cung cấp thiết bị điện cho nhiều dự án, công trình lớn tại Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung…
Đến năm 2007, doanh nhân Phan Công Tuấn quyết định tái cấu trúc Công ty, chỉ tập trung vào kinh doanh lĩnh vực thiết bị điện. Ngoài thương mại, Công ty còn tham gia thi công, xây lắp thiết bị điện, sau đó tiếp tục mở rộng hoạt động, tham gia lĩnh vực sản xuất tủ điện, thang máng cáp…
“Khi quyết định mở xưởng sản xuất, nhiều người khuyên tôi không nên, bởi sản xuất tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhưng tôi vẫn quyết tâm đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ cao để sản xuất tủ điện, thang máng cáp, vì thị trường thương mại điện tự động hóa tại miền Trung rất khó khăn, nếu không đầu tư vào sản xuất thì không thể đưa Công ty bứt phá”, CEO Phan Công Tuấn kể.
Một lần nữa, quyết định “thoát khỏi vùng an toàn” của doanh nhân Phan Công Tuấn đã đưa Công ty phát triển vượt bậc, mang đến giá trị mới. Để mở rộng sản xuất, STPower đã đầu tư xây dựng nhà xưởng tại Khu công nghiệp Đà Nẵng trên diện tích hơn 5.000 m2, mở văn phòng đại diện, chi nhánh ở nhiều địa phương khác trên cả nước, như Nha Trang, TP.HCM... Công ty của doanh nhân Phan Công Tuấn trở thành nhà chế tạo tủ bảng điện đầu tiên trong khu vực được cấp chứng chỉ Type Test KEMA châu Âu IEC 61439-1-2 bởi phòng thí nghiệm tiêu chuẩn hàng đầu châu Âu…
Từ một doanh nghiệp nhỏ ban đầu với chưa đến 30 lao động, dưới sự chèo lái của CEO Phan Công Tuấn, STPower đã trở thành thương hiệu lớn tại Đà Nẵng. Giai đoạn từ năm 2005 đến 2016, Công ty tăng trưởng liên tục 124% mỗi năm; doanh thu cả hệ sinh thái hiện nay là hơn 300 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho hơn 120 lao động. Không chỉ tạo việc làm, STPower cũng đã dành nguồn kinh phí lớn để thực hiện các chương trình thiện nguyện và xã hội…
Thành tích này được khẳng định khi doanh nhân Phan Công Tuấn được bình chọn trong Top 100 doanh nhân trẻ tiêu tiêu của Việt Nam năm 2019.
Khát vọng lớn
Doanh nhân Phan Công Tuấn kể, từ lúc bắt đầu khởi nghiệp, ông đã gặp “thuận duyên nhiều hơn nghịch duyên”, giúp Công ty phát triển mạnh mẽ. Dẫu thế, ông cũng đôi lần trải qua những thời điểm khó khăn tưởng chừng không lối thoát. Thách thức lớn nhất là đại dịch Covid-19.


“Lúc ấy, nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong cùng lĩnh vực khó khăn đến mức phải phá sản. Doanh nghiệp của tôi cũng vậy, chi phí sản xuất tăng gấp 3 lần, nhưng doanh thu sụt giảm liên tục. Công ty đứng trước nhiều khó khăn, nhiều người khuyên tạm đóng cửa nhà máy, nhưng tôi không chọn cách đó”, anh Tuấn hồi tưởng.
Thay vì đóng cửa trú ẩn chờ qua bão dịch bệnh, doanh nhân Phan Công Tuấn quyết định bỏ bài toán tài chính sang một bên, tập trung cho mục tiêu cao nhất là duy trì việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh căng thẳng xảy ra tại TP. Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung, các công trình, dự án đều đình trệ, thì mục tiêu này không hề giản đơn.
Trong tình cảnh khó khăn này, bản lĩnh “lãnh đạo” của doanh nhân Phan Công Tuấn được phát huy, khi ông quyết định chuyển hướng trọng tâm kinh doanh vào miền Nam - nơi có nhiều công ty rất mạnh trong cùng lĩnh vực; đồng thời mở rộng danh sách khách hàng qua các dự án công nghiệp và dự án đầu tư nước ngoài (FDI).
TP.HCM thời điểm đó dịch bệnh căng thẳng, nhưng CEO Phan Công Tuấn vẫn bám trụ lại để quảng bá sản phẩm và tư vấn giải pháp tối ưu cho khách hàng. Vẫn với phương châm phục vụ tận nơi, tạo giá trị tốt nhất, STPower đã thành công khi trúng thầu nhiều dự án lớn tại miền Nam.
“Việc chuyển hướng kinh doanh vào các tỉnh phía Nam và chú trọng đến khách hàng thuộc dự án FDI và công nghiệp không chỉ giúp Công ty vượt qua giai đoạn khó khăn của dịch bệnh, mà còn tạo dư địa phát triển mới, khẳng định thương hiệu của Công ty trong phạm vi cả nước. Khó khăn luôn là một phần của kinh doanh, điều quan trọng là phải quyết tâm vượt qua”, CEO Phan Công Tuấn đúc kết.
Sau hơn 20 năm, trải qua không ít gian khó, doanh nhân Phan Công Tuấn đã thành công xây dựng một thương hiệu doanh nghiệp lớn về điện tự động ở Việt Nam, tạo việc làm cho hàng trăm lao động. Tuy nhiên, ông còn ấp ủ nhiều khát vọng hơn thế, khi muốn đưa STPower vươn tầm thế giới trong lĩnh vực sản xuất tủ bảng điện và phụ kiện ngành cơ điện. Mục tiêu là đưa sản phẩm STPower xuất khẩu ra thị trường toàn cầu trong giai đoạn 2026 - 2030, với kế hoạch doanh thu chiếm 30% tổng doanh thu của Công ty.
Đây không phải là mục tiêu viển vông, bởi các sản phẩm của STPower đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, chứng nhận quốc tế về công nghệ và thời gian qua, Công ty đã xuất khẩu sản phẩm đến thị trường các nước ở Đông Nam Á.
“Công ty đã đặt ra mục tiêu sẵn sàng tham gia thị trường toàn cầu. Để hiện thực mục tiêu này, Công ty sẽ dựa trên 3 giá trị cốt lõi là “tâm - tiến - tạo”. Tâm để sản xuất ra những sản phẩm tốt nhất. Tiến là liên tục cải tiến sản phẩm. Tạo là tạo dựng giá trị sản phẩm tốt nhất cho khách hàng. Như vậy mới có thể tạo dựng doanh nghiệp phát triển bền vững”, CEO Phan Công Tuấn chia sẻ.
Doanh nhân Phan Công Tuấn cũng khẳng định, đây là thời điểm thuận lợi để doanh nghiệp trong nước có thể bứt tốc lớn mạnh, bởi đất nước đã bước vào kỷ nguyên phát triển mới và Trung ương đã khẳng định vai trò của kinh tế tư nhân như là động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước.
Việc gọi tên và khẳng định được vai trò của kinh tế tư nhân là một thông điệp và niềm vui lớn đối với cộng đồng doanh nhân. Điều mong chờ bây giờ là một chính sách cụ thể mà ở đó kinh tế tư nhân có sân chơi công bằng, không phân biệt với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều đó sẽ tạo nên một cơ hội lớn, động lực lớn để kinh tế tư nhân phát triển.
“Sau 50 năm thống nhất, đất nước đã tạo nên nhiều kỳ tích. Tôi rất may mắn sinh ra khi đất nước hòa bình, rất biết ơn về điều này. Vì thế, tôi sẽ kế thừa tinh thần của thế hệ đi trước, nỗ lực không ngừng xây dựng doanh nghiệp, để cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình”, doanh nhân Phan Công Tuấn khẳng định.
-
Bà Mai Kiều Liên: Ký ức từ lá thư đặc biệt đến “thuyền trưởng” thương hiệu sữa “quốc dân” tỷ đô
-
Doanh nhân Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vietravel: Tiên phong đưa thương hiệu du lịch Việt vươn tầm toàn cầu
-
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP Invest: Doanh nhân “xẻ dọc Trường Sơn”
-
Bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT PNJ: Khát khao cống hiến vì một Việt Nam hùng cường
-
Doanh nhân Phan Công Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần STPower: Vươn mình cùng dòng chảy đất nước -
Tổng giám đốc Tập đoàn ThaiBinh Seed Trần Thị Trà: Tiếp nối sứ mệnh của người cha Anh hùng -
Luật sư Nguyễn Thành Nam: Tự hào hai tiếng Việt Nam -
Từ chiến hào đến màn ảnh: Câu chuyện của một nhà đầu tư ngoại đồng hành với điện ảnh Việt -
Chủ tịch Tập đoàn KN Holdings Lê Văn Kiểm: Chất lính thấm đẫm trong mọi quyết sách kinh doanh -
Bà Đặng Huỳnh Ức My, Chủ tịch HĐQT TTC AgriS: “Nữ tướng nông nghiệp” trong kỷ nguyên vươn mình -
Ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đồng Tâm: Doanh nhân mang trái tim phụng sự đất nước
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025