
-
PV Drilling quay trở lại kế hoạch trả cổ tức tiền mặt
-
Loạt doanh nghiệp năng lượng nhà BB Group vi phạm nghĩa vụ trái phiếu
-
Cơ Điện Lạnh có thể phát triển dự án bất động sản theo trục giao thông chính
-
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng
-
Vĩnh Hoàn lên kế hoạch lãi 1.226 tỷ đồng trong năm 2025 -
Thép Nam Kim trước thực tế bất ổn của thị trường xuất khẩu
Imexpharm vừa báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tháng 11/2021. Theo đó, mặc dù hoạt động bán hàng dần được khôi phục sau thời gian dịch bệnh, tuy nhiên tổng doanh thu thuần và thu nhập của công ty trong tháng 11 năm nay giảm 17% so với cùng kỳ, trong khi đó lợi nhuận trước thuế giảm 8,5%.
Doanh thu ETC trong tháng nay vẫn chưa phục hồi và giảm sâu ở mức 48,3% so với cùng kỳ, trong khi đó doanh thu OTC tăng nhẹ 1,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Lũy kế tổng doanh thu thuần và thu nhập tính đến hết tháng 11/2021 của Imexpharm đạt 1.125 tỷ đồng, giảm 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái và bằng 73,5% so với kế hoạch năm.
Tỷ trọng OTC/ETC trong cơ cấu doanh thu thuần là 62,4% và 37,6%. Hàng Imexpharm vẫn giữ vai trò chủ đạo khi chiếm đến 94,1% trong tổng doanh thu.
Lợi nhuận trước thuế của Imexpharm trong 11 tháng của năm nay giảm 7,4% so với cùng kỳ năm 2020 và bằng xấp xỉ 70% kế hoạch năm.
![]() |
Tổng doanh thu thuần và thu nhập khác cùng lãi trước thuế của Imexpharm qua các thời điểm (Đvt: tỷ đồng). |
Ban lãnh đạo công ty cho biết, họ vẫn đang quản trị tốt các chi phí hoạt động. Cụ thể, giá vốn hàng bán trong 11 tháng giảm 4,1%, gần bằng với tốc độ giảm của doanh thu thuần và chi phí bán hàng giảm 6%.
Trong khi đó, chi phí quản lý tăng 8% do công ty thực hiện các biện pháp đảm bảo sản xuất kinh doanh an toàn trong điều kiện dịch bệnh.
Hoạt động kinh doanh dần được phục hồi theo xu hướng thích nghi an toàn với dịch bệnh nên Imexpharm dự báo trong thời gian tới doanh thu của công ty sẽ tăng trưởng tốt hơn, đặc biệt là sự phục hồi của kênh ETC sau thời gian dài trì trệ do người dân hạn chế đến bệnh viện.
Trong tháng 12, Imexpharm sẽ hoàn tất các thủ tục để lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty, việc miễn chào mua công khai cho cổ đông SK Investment Vina III,và việc sửa đổi Điều lệ Công ty.
Ngoài ra trong đợt này, công ty cũng xin ý kiến cổ đông về việc thông qua Quy chế tổ chức Đại hội cổ đông trực tuyến. Dự kiến việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản sẽ được triển khai trong tháng 01/2022.
Về giao dịch cổ phiếu, ngày 3/12/2021, Công ty cổ phần Đầu tư Bình Minh Kim mua thêm 209.300 cổ phiếu IMP và nâng tỷ lệ sở hữu tại đây từ 8,9% lên 9,22%.
Tạm tính theo mức giá chốt phiên 3/12, Bình Minh Kim đã chi khoảng 15,7 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch vừa nêu.

-
PV Drilling quay trở lại kế hoạch trả cổ tức tiền mặt -
ĐHĐCĐ FPTS: Cổ đông chất vấn sự hỗ trợ từ FPT và mục tiêu lợi nhuận đi lùi -
Loạt doanh nghiệp năng lượng nhà BB Group vi phạm nghĩa vụ trái phiếu -
Cơ Điện Lạnh có thể phát triển dự án bất động sản theo trục giao thông chính -
Gỗ Đức Thành muốn bán bớt tài sản để tái đầu tư hoặc trả bớt nợ vay dài hạn -
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng -
Vĩnh Hoàn lên kế hoạch lãi 1.226 tỷ đồng trong năm 2025
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort