
-
Chưa đi vào khai thác, cổ đông lớn Cảng Phước An đã muốn thoái 17,2% vốn
-
Gelex, Năm Bảy Bảy là doanh nghiệp niêm yết đầu tiên mua lại trái phiếu trước hạn
-
Xi măng Công Thanh âm vốn chủ sở hữu 3.998 tỷ đồng, kế hoạch lỗ 769 tỷ
-
Thế giới Di động sắp xếp lại sở hữu, chuẩn bị bán 20% vốn tại chuỗi Bách Hóa Xanh
-
Năm 2021, Mai Linh mất cân đối dòng tiền và lỗ luỹ kế vượt vốn điều lệ -
Yeah1 muốn phát hành 78,6 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá thấp hơn 39,4% giá thị trường
Dược phẩm Imexpharm vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2021. Theo đó, công ty ghi nhận doanh thu thuần trong kỳ đạt 256,2 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ở mức 31,3 tỷ đồng; giảm lần lượt 11,7% và 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lý giải về kết quả kinh doanh biến động trên 10%, ban lãnh đạo công ty cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh, thị trường bị ngưng trệ khiến doanh thu giảm và các chi phí gia tăng.
Các lý do trên làm lợi nhuận sau thuế trong quý III/2021 thấp hơn cùng kỳ năm ngoái 19,5 tỷ đồng (tương đương giảm 38,5%).
Luỹ kế 9 tháng, Imexpharm báo lãi sau thuế 122,4 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái 16,8 tỷ đồng.
![]() |
Kết quả kinh doanh quý III/2021 của Imexpharm so với cùng kỳ năm ngoái (Đvt: triệu đồng). |
Trong các bản tin nhà đầu tư trong quý gần nhất do Imexpharm cập nhật, ban lãnh đạo công ty này đã dự đoán ngành dược sẽ gặp nhiều khó khăn ở cả hai kênh OTC và ETC trong quý III/2021.
Cụ thể, việc giãn cách xã hội trên diện rộng sẽ khiến người dân có tâm lý ngại đến bệnh viện và các trình dược viên cũng gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển và phân phối hàng hóa.
Hầu hết các doanh nghiệp dược đều nhập nguyên liệu từ nước ngoài mà chủ yếu là Trung Quốc và Ấn Độ, trong khi Ấn Độ đang được dự báo có khả năng trải qua lần bùng phát thứ 4 trong quý III.
Do đó, chuỗi cung ứng toàn cầu có nguy cơ đứt gãy nếu Ấn Độ tái áp dụng các lệnh giãn cách và giá thuốc sẽ có xu hướng tăng do giá nguyên liệu tăng.
Các doanh nghiệp dược phải đối phó với thách thức kép là vừa phải đảm bảo an toàn sản xuất kinh doanh trong mùa dịch, vừa phải có các chiến lược tồn kho hợp lý khi chuỗi cung ứng toàn cầu đang có nhiều biến động.
Năm 2020, ngành dược Việt Nam gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Đến đầu năm 2021, ngành này được dự đoán sẽ tăng trưởng khả quan nhưng có quá nhiều khó khăn đến với các doanh nghiệp dược trong quý II.
Bởi, một trong những nước cung cấp nguyên liệu dược hàng đầu là Ấn Độ trải qua đợt bùng phát dịch bệnh nặng nề, làm chuỗi cung ứng nguyên liệu toàn cầu bị gián đoán, các doanh nghiệp phải đương đầu với rủi ro tăng giá nguyên vật liệu.
Ngoài ra, đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 4 ở Việt Nam liên quan nhiều đến các bệnh viện, vì thế kênh ETC bị ảnh hưởng nghiêm trọng do người dân hạn chế đi đến bệnh viện.
Về cơ cấu cổ đông, tính đến cuối tháng 9/2021, Công ty cổ phần Đầu tư Bình Minh Kim chỉ sở hữu 7,71% vốn Imexpharm.
Đến ngày 12/10, công ty này hoàn tất mua 180.000 cổ phiếu IMP, nâng tỷ lệ sở hữu tại đây lên 8,04%.
![]() |
Vốn điều lệ thực tế do các cổ đông góp vốn vào Imexpharm tính đến 30/9/2021. |
Trong dài hạn, triển vọng của ngành dược Việt Nam vẫn được đánh giá cao.
Theo đánh giá của Fitch Solutions, chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe dự kiến đạt 23 tỷ USD vào năm 2022 và 42,9 tỷ USD vào năm 2028.
Tỷ lệ đô thị hóa ngày càng tăng khiến cho nhu cầu khám chữa bệnh ở khu vực thành thị tăng lên, cùng với việc dân số già đi, bệnh tật ngày càng nhiều, kéo theo chi tiêu cho thuốc tăng, cho thấy ngành dược Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng.
Bên cạnh đó, sự phát triển của internet làm cho việc tiếp cận các dịch vụ y tế trở nên dễ dàng hơn nhờ vậy việc tiếp cận các kênh phân phối dược phẩm sẽ không gặp nhiều trở ngại như trước đây.
Đồng thời, các kênh bán hàng hiện đại sẽ dần được các doanh nghiệp dược khai thác bên cạnh các kênh bán hàng truyền thống.
Do đó, ban lãnh đạo Imexpharm dự đoán, hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) sẽ tiếp tục được thực hiện trong ngành dược Việt Nam khi mà dư địa tăng trưởng của ngành còn khả quan.
Tính đến cuối tháng 9/2021, hàng tồn kho của Imexpharm ở mức hơn 473 tỷ đồng, trong đó hơn 322 tỷ đồng là nguyên, vật liệu.
Imexpharm có 3 công ty liên doanh, liên kết là Công ty TNHH DP Gia Đại, Công ty cổ phần DP Agimexpharm và Công ty cổ phần Dược phẩm Mephydica với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 26%, 33% và 23,56%.

-
Chưa đi vào khai thác, cổ đông lớn Cảng Phước An đã muốn thoái 17,2% vốn
-
Gelex, Năm Bảy Bảy là doanh nghiệp niêm yết đầu tiên mua lại trái phiếu trước hạn
-
Xi măng Công Thanh âm vốn chủ sở hữu 3.998 tỷ đồng, kế hoạch lỗ 769 tỷ
-
Thế giới Di động sắp xếp lại sở hữu, chuẩn bị bán 20% vốn tại chuỗi Bách Hóa Xanh
-
Năm 2021, Mai Linh mất cân đối dòng tiền và lỗ luỹ kế vượt vốn điều lệ -
Yeah1 muốn phát hành 78,6 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá thấp hơn 39,4% giá thị trường -
Phong Phú đặt mục tiêu lợi nhuận 380 tỷ đồng, cổ tức 20% -
Nhơn Trạch 2 đặt kế hoạch lợi nhuận đi lùi, trả cổ tức năm 2021 tỷ lệ 16,5% -
Đạm Hà Bắc kỳ vọng giảm gánh nặng nợ nần -
Nhựa An Phát Xanh đấu giá 100 triệu cổ phiếu trên HoSE để bổ sung vốn lưu động -
Công ty TNHH Năng lượng REE muốn nâng sở hữu lên 24,15% tại Thuỷ điện Miền Trung
-
Nền kinh tế Cộng đồng Sáng tạo: Muốn đi xa thì đi cùng nhau
-
Vietnamobile thông báo mời thầu
-
Cần cơ chế, chính sách đồng bộ để phát triển bền vững ngành dầu khí Việt Nam
-
Meey Map hỗ trợ giải bài toán nhiễu thông tin theo quy hoạch
-
Thiết kế năng lượng các công trình xây dựng để tiến gần tới Net Zero năm 2050
-
Doanh nghiệp ngành logistics hợp tác phát triển mô hình One-Stop Shop