
-
Quy định thuế, hoá đơn thay đổi: Chủ quán ăn uống cần chuẩn bị gì để thích ứng
-
Imexpharm đạt 1.227 tỷ đồng doanh thu thuần trong 6 tháng đầu 2025, tăng 22%
-
Hòa Phát khởi công nhà máy ray thép; VinSpeed tăng vốn; CMC đầu tư trung tâm dữ liệu
-
Bayer Việt Nam chinh phục Top 50 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững 2025 bằng các sáng kiến vì cộng đồng
-
Nhận diện thách thức tăng trưởng 6 tháng cuối năm -
Áp dụng chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đối với hóa chất
Đây là nội dung đáng chú ý nhất khi Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2013.
BXH VNR500 năm 2013 ghi danh 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng ghi nhận sự trưởng thành của 500 doanh nghiệp thuộc nhóm tư nhân. Nhóm doanh nghiệp này chiếm tỷ lệ áp đảo về số lượng, không ngừng sáng tạo và đổi mới trong hoạt động, tự tin đối diện với thách thức và cạnh tranh.
![]() | ||
Các DN trong Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2013 nhận giấy chứng nhận tại Hà Nội ngày 17/1. |
Theo tiêu chuẩn về tổng doanh thu năm 2012, lần đầu tiên, Việt Nam có một doanh nghiệp đạt quy mô của Bảng Fortune 500 toàn cầu, là Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).
Đây là doanh nghiệp đứng đầu BXH, với mức doanh thu năm 2012 đạt 772 nghìn tỷ đồng (gần 37 tỷ USD). Với mức doanh thu kỷ lục này, nếu Fortune đưa PVN vào bảng xếp hạng Fortune Global 500 thì PVN sẽ đứng vị trí gần 300.
Bên cạnh PVN, 6 doanh nghiệp khác trong Bảng xếp hạng VNR500 năm 2013 cũng đạt mức doanh thu trên 100 nghìn tỷ đồng, bao gồm: Công ty Samsung Việt Nam, Tập đoàn Xăng Dầu, Tập đoàn Điện Lực, Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Liên doanh Việt – Nga (VIETSOVPETRO)
Năm nay, số doanh nghiệp tư nhân xuất hiện trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2013 chiếm tới hơn 44%, cao hơn số DN nhà nước (hơn 40%) và DN nước ngoài (hơn 15%). Tuy nhiên, xét về doanh thu, khối DN nhà nước vẫn chiếm tới hơn 62% trong tổng doanh thu của toàn BXH VNR500 năm 2013. Điều này cho thấy các DN nhà nước vẫn tiếp tục chi phối nền kinh tế. Nối gót là khối DN tư nhân với 19,4% và DN nước ngoài với 18,5% tổng doanh thu của BXH.
Theo dõi BXH VNR500 từ năm 2007 tới nay, có thể thấy mức doanh thu tối thiểu để lọt vào danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam tăng dần qua từng năm. Điều đó cho thấy, cùng với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam đang tận dụng tốt thời cơ và vững vàng tăng trưởng doanh thu hàng năm.
Vũ Anh

-
Văn Phú đồng hành cùng giải Pickleball CAND 2025: Gắn kết thể thao, lan tỏa giá trị vị nhân sinh
-
IHG Hotels & Resorts sẽ mở thêm 22 khách sạn nữa tại Việt Nam
-
Quy định thuế, hoá đơn thay đổi: Chủ quán ăn uống cần chuẩn bị gì để thích ứng
-
Imexpharm đạt 1.227 tỷ đồng doanh thu thuần trong 6 tháng đầu 2025, tăng 22%
-
Hòa Phát khởi công nhà máy ray thép; VinSpeed tăng vốn; CMC đầu tư trung tâm dữ liệu -
Bayer Việt Nam chinh phục Top 50 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững 2025 bằng các sáng kiến vì cộng đồng -
Nhận diện thách thức tăng trưởng 6 tháng cuối năm -
Áp dụng chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đối với hóa chất -
Việt Nam chấm dứt thuế chống bán phá giá với sản phẩm bằng plastic nhập khẩu -
Trang mới của FPT Telecom -
Triển khai chính sách ưu đãi về thuế mới cho ô tô điện và một số mặt hàng
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam