
-
Nga dọa phạt Facebook vì phong tỏa tài khoản truyền thông nước này
-
Trên 840.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia
-
YouTube nêu điều kiện khôi phục tài khoản của ông Trump
-
Anh thông báo mở cuộc điều tra chống độc quyền đối với Apple -
Truy tố 3 bị can tạo tài khoản ảo, gây thiệt hại hơn 16 tỷ đồng -
Facebook không nhân nhượng trước Apple liên quan đến iOS 14
![]() |
Doanh thu thương mại điện tử Việt Nam chạm mốc 11,8 tỷ USD vào cuối năm 2020. |
Theo báo cáo của Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), với 53% dân số tham gia mua bán trực tuyến, đã thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam trong năm 2020 tăng trưởng 18% (năm 2019 là 25%), đạt 11,8 tỷ USD, ước tính chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Tại Việt Nam, thương mại điện tử là hình thức kinh doanh phổ cập của doanh nghiệp và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng người tiêu dùng hiện nay.
So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng về thị phần bán lẻ thuộc ba nước đứng đầu khu vực. Từ năm 2015 đến nay, tốc độ tăng trưởng của 3 nền kinh tế internet lớn nhất khu vực Đông Nam Á đạt trung bình 35 - 36%, theo đó Việt Nam là 36%, đứng đầu là Indonesia với 41%, thứ ba là Phillipines 30%.
Theo báo cáo "Nền kinh tế Internet Đông Nam Á" năm 2020 của Google và Temasek, nền kinh tế internet của Đông Nam Á ước đạt 105 tỷ USD trong 2020 và dự kiến sẽ đạt 309 tỷ USD vào năm 2025, trở thành một trong những khu vực tăng trưởng thương mại trực tuyến (online commerce) nhanh nhất thế giới.
Về xây dựng, từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về thương mại điện tử và kinh tế số: Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2020 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
Hiện nay, Bộ Công Thương đang xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về Thương mại điện tử nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ sinh thái cho thương mại điện tử và kinh tế số phát triển, triển khai ngay những giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này như xây dựng thị trường và nâng cao lòng tin người tiêu dùng với thương mại điện tử; tăng cường năng lực các hệ thống hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ cho thương mại điện tử; đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, mở rộng tiêu thụ cho hàng hóa nội địa và thúc đẩy phát triển thương mại điện tử tại các địa phương.
Dự kiến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử sẽ được trình Chính phủ trong quý I/2021.

-
Nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao: Bao giờ hết cảnh “giật gấu vá vai”? -
Truy tố 3 bị can tạo tài khoản ảo, gây thiệt hại hơn 16 tỷ đồng -
Lừa đảo qua e-mail: Đòn đánh cũ, nạn nhân mới -
Covid-19 đã đóng nhiều cánh cửa, nhưng đổi mới sáng tạo mang lại một cánh cửa hy vọng -
Facebook không nhân nhượng trước Apple liên quan đến iOS 14 -
Samsung bắt đầu sản xuất hàng loạt ổ cứng SSD mới nhất
-
Gói dịch vụ tài khoản dành cho doanh nghiệp của VietinBank “Một lần đăng ký, miễn phí ba năm”
-
Bất động sản vùng cận kề Hà Nội hút dòng tiền đầu tư năm 2021
-
CTCP Bột – Giấy VNT 19 thông báo mời thầu
-
Norsk Solar Việt Nam lắp đặt điện mặt trời tại 11 Trung thương mại GO!
-
BIDV cảm ơn khách hàng nữ với hàng ngàn quà tặng dịp 8/3
-
Picenza kiến tạo khu đô thị đẳng cấp tại Sơn La