Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Doanh thu thương mại điện tử tăng trưởng "thần tốc", đạt 6,2 tỷ USD
Thế Hải - 06/10/2018 17:38
 
Theo thông tin từ Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2018, doanh thu thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2017 đạt 6,2 tỷ USD, tăng thêm 1,2 tỷ USD so với mốc 5 tỷ USD của năm 2016.
Doanh thu thương mại điện từ đã tăng từ 2,97 tỷ USD trong năm 2014, vọt lên 6,2 tỷ USD vào cuối năm 2017.
Doanh thu thương mại điện từ đã tăng từ 2,97 tỷ USD trong năm 2014, vọt lên 6,2 tỷ USD vào cuối năm 2017.

Sách Trắng thương mại điện tử Việt Nam 2018 vừa được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phát hành vào cuối tháng 9/2018.

Theo thông tin từ Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2018, doanh thu thương mại điện tử  Việt Nam trong năm 2017 đạt 6,2 tỷ USD, tăng  24% so với 2016, chiếm 3,6% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Năm 2014, doanh thu thương mại điện tử mới dừng ở 2,97 tỷ USD, đến năm 2015 đã vượt 4 tỷ USD và chạm 5 tỷ USD vào cuối năm 2016.

Trong danh mục 12 loại hình hàng hóa/dịch vụ thường được mua  trên mạng, nhóm Quần áo, giày dép và mỹ phẩm dẫn đầu với tỷ lệ người mua hàng trực tuyến đạt 59%, tiếp đến Đồ công nghệ điện từ 47%; Thiết bị đồ dùng gia đình 47%; Đặt chỗ khách sạn/tour du lịch 31%; Sách, văn phòng phẩm, hoa, quà tặng 31%; Vé máy bay, tàu hỏa, ô tô 30%...

Giá trị mua sắm trực tuyến của mỗi cá nhân trong năm, có 24% người mua hàng với hóa đơn trên 5 triệu đồng; 20% từ 3 – 5 triệu đồng; 31% người mua hàng có giá trị từ 1-3 triệu đồng; 25% số người mua dưới 1 triệu đồng.

Các yếu tố khiến người tiêu dùng quan tâm khi mua sắm trực tuyến gồm: Chất lượng của hàng hóa/dịch vụ. Đây là yếu tố được lưu ý nhất của người mua hàng trực tuyến với 79%, đứng thứ 2 là giá cả với 77%; Uy tín của người bán là 63%; Vận chuyển và giao nhận hàng hóa 47%; Phương thức thanh toán 41%; Chính sách đổi trả hàng 39%...

Sách Trắng cũng chỉ ra những trở ngại khi mua hàng trực tuyến, trong đó 77% tỷ lệ người tiêu dùng cho rằng sản phẩm kém chất lượng so với quảng cáo; 31% cho rằng dịch vụ vận chuyển, giao nhận còn yếu, 36% lo ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ, 35% lo ngại giá cả không thấp hơn mua trực tiếp hoặc không rõ ràng.

Dự kiến vào năm 2020, 30% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng trực tuyến đạt trung bình 350 USD/người/năm; doanh số thương mại điện tử B2C (doanh nghiệp với khách hàng) sẽ đạt 10 tỷ USD, chiếm 5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Bùng nổ thương mại điện tử, doanh nghiệp nhanh tay nâng chất lượng dịch vụ
Thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp tiếp cận thị trường Việt Nam và thị trường toàn cầu qua nền tảng trực tuyến. Để cạnh tranh với...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư