-
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95-III cùng giảm nhẹ -
Xuất nhập khẩu đến ngày 15/11/2024 cán mốc 681,4 tỷ USD, bằng cả năm 2023 -
Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao, cung ứng ổn định cho nông dân Việt Nam -
Dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD trong năm 2025 -
Hàng Việt bao phủ chuỗi bán lẻ nội địa -
Cá tra Đồng Tháp tự tin “Vươn ra biển lớn”
Nguồn cung cấp các mặt hàng thiết yếu vẫn đảm bảo, giá cả không tăng. Ảnh: Đức Thanh |
Hàng hóa dồi dào
Bộ Công thương cho biết, đến thời điểm này, nguồn cung một số mặt hàng thiết yếu trên cả nước đều khá dồi dào, từ lương thực, thuốc chữa bệnh, rau quả, thịt, đường, trứng, sữa…
Theo số liệu Bộ Y tế gửi Bộ Công thương về đảm bảo nguồn cung các mặt hàng thuốc trong dịch Covid-19 cho thấy, sản xuất và nhập khẩu thuốc đáp ứng đủ nhu cầu năm 2020 (ước khoảng 6,23 tỷ USD), trong đó, trị giá thuốc sản xuất trong nước đạt 2,9 tỷ USD, trị giá thuốc thành phẩm nhập khẩu ước đạt 3,5 tỷ USD, tăng thêm hơn 400 triệu USD so với năm 2019.
3 tháng đầu năm 2020, dù dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến giao thương xuất nhập khẩu của nhiều ngành hàng lớn, nhưng dược phẩm vẫn có tốc độ nhập khẩu tăng so với cùng kỳ. Cụ thể, trong tháng 1, dù có thời điểm nghỉ Tết Nguyên đán, nhưng giá trị nhập khẩu thuốc các loại vẫn đạt 267,3 triệu USD. Trong cả quý I, chi nhập khẩu thuốc đạt hơn 700 triệu USD, tăng gần 5% so với cùng kỳ năm 2019.
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh ngày càng cao được cho là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ về sức khỏe và cả các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối, bán lẻ trong ngành kinh doanh đặc thù này.
Sữa và các sản phẩm từ sữa cũng duy trì tốc độ tăng nhập khẩu khá, đứng ngoài sự ảnh hưởng của Covid-19. Trong quý I/2020, chi nhập khẩu sữa đạt gần 280 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ.
Các mặt hàng khác cũng khá dồi dào. Cụ thể, mặt hàng lương thực, ước tính sản lượng thóc năm 2020 đạt 43,3 triệu tấn (tương đương 26 triệu tấn gạo), trong khi nhu cầu khoảng 19-20 triệu tấn, dư thừa cho xuất khẩu hơn 6 triệu tấn.
Mặt hàng thịt gia súc, gia cầm cũng đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu, khi tổng sản lượng thịt hơi các loại dự kiến thực hiện năm 2020 ước đạt 5,5-5,8 triệu tấn, tăng khoảng 10% so với năm 2019. Trong đó, thịt lợn hơi ước đạt 3,5 triệu tấn; thịt gia cầm 1,36 triệu tấn; thịt trâu, bò khoảng 480.000 tấn.
Giá không tăng
Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, trước ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19, Bộ đã chủ động các phương án chỉ đạo địa phương, doanh nghiệp sớm có kế hoạch ứng phó với những tình huống diễn biến thị trường nên đã xử lý nhanh các biến động.
Nhiều địa phương đã tích cực tham gia bình ổn thị trường mùa dịch. Chẳng hạn như Đồng Nai, tại tỉnh này hiện có tổng đàn gà khoảng 26 triệu con và cung đang vượt cầu nên giá đang ở mức thấp, chỉ khoảng 20.000 - 25.000 đồng/kg. Công ty cổ phần CP Đồng Nai, Công ty Chăn nuôi Bình Minh là 2 doanh nghiệp cam kết sản xuất, dự trữ hàng hóa tham gia bình ổn đối với mặt hàng thịt gà.
Trong khi đó, tổng đàn lợn cả nước hiện khoảng 2 triệu con, nguồn cung cơ bản đã đảm bảo và giá thịt lợn có xu hướng giảm (giá lợn hơi khoảng 70.000 - 75.000 đồng/kg).
“Với lượng tổng cung các loại thịt như trên đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của 100 triệu dân, chưa kể đến nguồn cung các mặt hàng thủy - hải sản đạt khoảng 8,2 triệu tấn mỗi năm”, ông Đông khẳng định.
Mặt hàng rau quả tại thời điểm này cũng sẵn hàng, giá đã giảm nhiều so với hồi đầu tháng 3. Diện tích rau sản xuất là 960.000 ha (tương đương năm 2019), sản lượng dự kiến đạt 17,18 triệu tấn (tăng hơn 100.000 tấn so với năm 2019); tổng sản lượng các loại rau, củ, quả đạt khoảng 40-50 triệu tấn, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.
Bà Trần Thị Phương Lan, Phó giám đốc Sở Công thương Hà Nội xác nhận, các hệ thống phân phối trên địa bàn Thành phố đã tăng cường dự trữ hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Theo báo cáo của các doanh nghiệp, lượng hàng hóa dự trữ phòng chống dịch tăng 30 - 40% so với bình thường.
Các doanh nghiệp bán lẻ đã có phương án triển khai ngay từ đêm ngày 6/3 và sáng sớm ngày 7/3/2020, khi dịch Covid-19 bùng phát. Theo báo cáo nhanh của doanh nghiệp, lượng hàng dự trữ tăng gấp 4-5 lần ngày bình thường, các nhà cung cấp đã lên kế hoạch phân bổ hàng hóa chuyển từ các tỉnh về hệ thống phân phối tại Hà Nội. Hệ thống siêu thị Co.opmart tăng lượng dự trữ ngay tại các kho của Hà Nội, Bắc Ninh, lượng hàng tăng 30%; tại Big C, lượng hàng tăng từ 30 - 40%, bố trí nhân viên liên tục phục vụ bán hàng trong siêu thị, vận chuyển hàng hóa từ các kho về hệ thống phân phối.
-
Dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD trong năm 2025 -
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt tăng thêm 34 tỷ USD -
Hàng Việt bao phủ chuỗi bán lẻ nội địa -
Chiến lược của Phúc Long, Phê La làm trỗi dậy chuỗi trà đặc sản -
Hà Nội đề ra loạt giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các hợp tác xã -
Thêm 5 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao OCOP cấp Quốc gia -
Cá tra Đồng Tháp tự tin “Vươn ra biển lớn”
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"