-
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2025 tăng 9,5% -
Bàn giao phòng thí nghiệm, chứng nhận nông sản xuất khẩu tại cửa khẩu Bắc Luân 2 -
Thêm 108 sản phẩm OCOP Hà Nội nhận giấy chứng nhận 4 sao -
Giá xăng tăng nhẹ, giá dầu quay đầu giảm -
5 ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ USD 15 ngày đầu năm mới
Rủi ro gia tăng
Năm 2024, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch hàng hóa đạt 119,6 tỷ USD, tăng hơn 23% so với năm 2023, theo số liệu của Tổng cục Hải quan.
Hiện nay, hơn một nửa giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là các sản phẩm công nghệ cao, gồm hàng điện tử tiêu dùng, điện thoại thông minh, các sản phẩm may mặc và giày dép, còn lại là các sản phẩm khác như nội thất, nông sản.
Trong năm 2025, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, quan trọng nhất, có vai trò quyết định trong tăng trưởng xuất khẩu của nước ta. Nhưng, xuất khẩu sang thị trường này đang đối mặt với nhiều rủi ro hơn, khi Tổng thống Donald Trump sẽ tăng thuế hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, Mexico, Canada… và quan tâm nhiều đến việc Mỹ thâm hụt thương mại lớn với các đối tác.
Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho rằng, thương mại quốc tế đang bị đe dọa bởi sự xuất hiện của chủ nghĩa đơn phương. Thay vì mở cửa, giảm bớt rào cản, thì phương châm của chủ nghĩa này là dựng thêm các hàng rào, đánh thuế cao hàng hóa nhập khẩu.
Trước mắt, Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh chính thức áp thuế 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Canada và Mexico (hiện việc áp thuế được hoãn để các bên đàm phán), 10% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc từ ngày 4/2. Điều này dấy lên lo ngại về nguy cơ Mỹ sẽ có động thái tương tự đối với các nước có thặng dư thương mại lớn.
“Cuộc chiến thương mại được khởi động ngay từ những ngày đầu nhiệm kỳ mới của ông Trump, cho thấy chủ nghĩa đơn phương sẽ vẫn là một xu hướng có tác động lớn đến thương mại quốc tế trong thời gian tới”, ông Hải phân tích.
Những quốc gia mà Mỹ đang thâm hụt thương mại được khuyến cáo nên chuẩn bị các kịch bản đối mặt với thuế quan từ Mỹ.
Nhìn lại những năm qua, điển hình là năm 2024, dòng chảy thương mại Việt - Mỹ dù vẫn tăng tốc, nhưng các vụ việc phòng vệ thương mại của Mỹ dựng lên với hàng Việt đã gia tăng chóng mặt.
Riêng năm 2024, hàng Việt phải đối mặt với 32 vụ việc phòng vệ thương mại nước ngoài mới khởi xướng phát sinh từ 12 thị trường (con số này tăng hơn gấp đôi so với năm 2023). Điều đáng nói là 1/3 trong số này do Mỹ khởi xướng. Cộng dồn đến cuối năm 2024, đã có 273 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam tại 25 thị trường.
Ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán thương mại, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ phân tích, với mức độ thâm hụt thương mại đứng thứ 3 (sau Canada và Mexico), Việt Nam đứng trước nguy cơ có thể phải chịu mức thuế với hàng hóa xuất khẩu vào thị trường này.
Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, bối cảnh thế giới hiện nay diễn biến khó lường, tác động trực tiếp tới nước ta, nhất là tới xuất khẩu, sản xuất kinh doanh, kinh tế vĩ mô. Vì vậy, Thủ tướng đề nghị các đại biểu dự báo, phân tích thật sát tình hình, các vấn đề mới nổi lên.
Chủ động ứng phó
Mức thuế quan mới của Mỹ đối với Canada, Mexico và Trung Quốc đang đe dọa làm gia tăng lạm phát, bùng nổ một cuộc chiến thương mại, kìm hãm tăng trưởng và tác động xấu đến thương mại toàn cầu.
Bộ Công thương đã đưa ra 2 kịch bản với hàng xuất khẩu đi Mỹ trong năm nay. Theo đó, với kịch bản khả quan là Mỹ duy trì chính sách thuế hiện hành đối với hàng Việt. Trong xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng, Việt Nam hoàn toàn có thể đón nhận dòng đầu tư để gia tăng xuất khẩu.
Kịch bản thứ hai, nếu tác động thuế quan gắt gao, có thể tác động đến kinh tế toàn cầu, khiến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam bị ảnh hưởng.
Đối với kịch bản này, Bộ Công thương sẽ báo cáo Chính phủ để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong việc đa dạng hóa thị trường.
Theo ông Kevin Morgan, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Việt, doanh nghiệp Việt Nam nên chuẩn bị và lên kế hoạch cho nhiều phương án khác nhau để tiếp tục kinh doanh tại thị trường Mỹ hiệu quả trong năm 2025. Theo đó, chủ động nắm thông tin thị trường, chính sách thương mại của Mỹ để có kế hoạch hành động phù hợp với hoàn cảnh mới.
Việt Nam có vị thế ngày càng quan trọng trong chuỗi cung ứng, quy mô sản xuất ngày càng lớn, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Trước chính sách thương mại mới của Mỹ, các ngành hàng xuất khẩu lớn cần thực hiện tốt công tác chống gian lận xuất xứ hàng hóa, phòng vệ thương mại. Cơ bản nhất là ý thức của doanh nghiệp cần được nâng lên để không bị áp vào câu chuyện liên quan đến lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại.
“Các doanh nghiệp nên tập trung cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, thay vì cạnh tranh về giá, bởi sản phẩm giá thấp rất có thể sẽ bị điều tra chống bán phá giá. Cùng với đó là nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, tăng sử dụng nguyên liệu trong nước, hoặc sử dụng nguyên liệu chính nhập khẩu từ các nước không bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, từ đó tránh nguy cơ bị điều tra chống lẩn tránh thuế”, bà Nguyễn Yến Ngọc, Trưởng phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài (Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công thương) lưu ý.
-
Đối phó với rủi ro trong xuất khẩu sang Mỹ -
Giá xăng tăng nhẹ, giá dầu quay đầu giảm -
Việt Nam xuất siêu 3,03 tỷ USD trong tháng 1/2025 -
5 ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ USD 15 ngày đầu năm mới -
3 thị trường cung cấp khí hóa lỏng lớn nhất cho Việt Nam -
Việt Nam soán ngôi Philippines, trở thành nguồn cung chuối số 1 cho Trung Quốc -
Vận tải hàng không tăng kỷ lục trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- BIDV và SP Group hợp tác vì mục tiêu xanh
- Doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh” cùng Agribank
- Tài chính công nghệ giữa kỷ nguyên chuyển mình cất cánh
- Hệ thống y tế tư nhân đầu tiên tại Việt Nam có 6 bệnh viện đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ACHSI
- Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service