Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, cơ quan này khuyến khích các tổ chức tín dụng (TCTD) nước ngoài tham gia hỗ trợ xử lý các vấn đề khó khăn, yếu kém của các TCTD trong nước.
GS.John Quelch, học giả hàng đầu thế giới trong lĩnh vực marketing chiến lược và quản trị thương hiệu toàn cầu, được mệnh danh là “phù thủy thương hiệu” cho rằng, thương hiệu na ná nhau chính là thách thức lớn nhất của ngân hàng Việt Nam.
Chỉ trong vòng hơn 3 năm kể từ khi nhậm chức, Thống đốc NHNN đã xoay chuyển tình thế, xử lý hầu hết các điểm nóng trên thị trường tiền tệ. Đó là ổn định tỷ giá, siết kỷ luật thị trường vàng, giảm tình trạng đô la hoá, vàng hoá…
Trước chủ trương đẩy mạnh tái cấu trúc và làn sóng M&A lĩnh vực tài chính nóng dần, sẽ có không ít ngân hàng nhỏ phải sáp nhập, hợp nhất để tồn tại. Nhưng Nam A Bank lại là một trong số ít trường hợp ngoại lệ không bị ảnh hưởng bởi làn sóng M&A đó.
Trải qua gần 3 năm thực hiện đề án tái cấu trúc ngân hàng, hoạt động của các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ đã phần nào thay đổi, song trước quá trình đẩy mạnh tái cơ cấu, xử lý nợ xấu, làn sóng M&A lĩnh vực này được dự báo sẽ còn nóng lên. Vì thế, có không ít ngân hàng nhỏ sẽ phải sáp nhập, nhưng bên cạnh đó cũng có những nhà băng dần thay “áo” mới khi năng lực tài chính được củng cố, lợi nhuận thu về cải thiện rõ nét hơn.
Trước làn sóng mua bán, sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực tài chính ngày càng sôi động và quá trình tái cấu trúc ngành ngân hàng đang đi vào giai đoạn cuối, cuộc so găng giữa các ông chủ nhà băng để giữ chiếc ghế nóng ngày một rát bỏng…
Nếu như biên lợi nhuận trong cho vay doanh nghiệp hiện chỉ còn 2 - 2,5%, thậm chí thấp hơn, thì với tín dụng nhỏ lẻ, các ngân hàng vẫn hưởng mức chênh lệch 6 - 7%/năm.
Ông Nguyễn Thanh Nhung, Tổng giám đốc VietBank cho rằng, kinh tế dần hồi phục, mặt bằng lãi suất theo xu hướng giảm và ổn định sẽ là cơ hội để các ngân hàng tăng trưởng tín dụng. Vấn đề là ngân hàng có chấp nhận rủi ro cao để phát triển tín dụng nhanh, hay thực hiện kế hoạch tín dụng thận trọng để chờ đến khi kinh tế hoàn toàn hồi phục mới đẩy mạnh.
Ngành ngân hàng chuẩn bị bước vào mùa đại hội đồng cổ đông thường niên. Dự báo năm nay sẽ có nhiều thay đổi trong cơ cấu nhân sự chủ chốt của các ngân hàng trước áp lực mua bán - sáp nhập (M&A).
Mặc dù không được xông xênh, nhưng với các ngân hàng quy mô nhỏ, hoạt động yếu kém trong năm qua vẫn cố gắng lo thưởng Tết, để những nhân viên vẫn lo được một cái Tết đầm ấm.
Ngoài những mặt hàng “độc” như tượng 12 con giáp, tượng thần tài, nhẫn hình đầu dê, đỉnh vàng, kim bài bằng vàng… phục vụ Tết, các doanh nghiệp vàng còn chuẩn bị một lượng lớn vàng nhẫn và vàng miếng để bán ra trong ngày Thần tài.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM cho biết, thanh khoản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố trong những ngày cận Tết Nguyên đán vẫn dồi dào, trong khi cầu tín dụng dần cải thiện.
Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, khống chế tín dụng với từng ngân hàng cũng như đề ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là cách điều hành chạy theo thành tích về lượng, có thể kéo theo nhiều hệ lụy.