
-
Khắc phục thói quen chưa tốt về tiền bạc cho năm mới
-
3 bước nhanh để giàu có hơn trong năm 2020
-
6 bước để "bớt nghèo" vào năm 2020
-
Cựu doanh nhân 7X không hối tiếc vì thất nghiệp, ở trọ sau khi bán nhà đi du lịch
-
Bí kíp “săn sale” Black Friday -
6 câu nên tự hỏi trước khi săn hàng khuyến mại
![]() |
Nhiều ngân hàng lớn bị tố thao túng giá kim loại quý, bao gồm vàng, bạc, bạch kim và palladium. Ảnh: Reuters |
Ủy ban kiểm soát cạnh tranh thị trường Thụy Sỹ (WEKO) cho biết đang điều tra 7 ngân hàng lớn bị tình nghi lũng đoạn giá trên thị trường kim loại quý. Các ngân hàng trong danh sách bị tố gồm có: UBS và Julius Baer của Thụy Sỹ, Deutsche Bank của Đức, HSBC và Barclays của Anh, Morgan Stanley của Mỹ, và Mitsui của Nhật Bản.
Tất cả các ngân hàng trên đều đã được thông báo về việc này. Và cuộc điều tra dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2017.
WEKO nghi ngờ các nhà băng trên đã thông đồng để ấn định giá kim loại quý, đồng thời cho biết nếu các điều tra viên tìm ra chứng cứ, các ngân hàng có thể bị phạt tới 10% thu nhập tại Thụy Sỹ.
Đây không phải là vụ điều tra đầu tiên liên quan đến nghi vấn thao túng thị trường hàng hóa – mảnh đất màu mỡ của các ngân hàng trong nhiều năm qua.
Tháng trước, Cơ quan giám sát cạnh tranh của Liên minh châu Âu tuyên bố đang điều tra các hành vi được cho là cạnh tranh thiếu lành mạnh đối với các hợp đồng kim loại quý giao ngay.
Năm ngoái, cơ quan giám sát thị trường tài chính Finma của Thụy Sỹ đã phát hiện nhân viên tại UBS "có âm mưu" thao túng giá kim loại quý và tỷ giá hối đoái, buộc ngân hàng phải bồi hoàn gần 137 triệu USD lợi nhuận.
Cũng vì thao túng tỷ giá, 6 ngân hàng lớn là Citigroup (Mỹ), JP Morgan (Mỹ), Barclays (Anh), Royal Bank of Scotland (RBS, Scotland), UBS (Thụy Sĩ) và Bank of America (Mỹ) đã bị phạt gần 6 tỷ USD.
Cách đây hơn 2 tuần, 12 ngân hàng lớn đa quốc gia lớn nhất thế giới vừa phải nộp 1,865 tỷ USD tiền phạt để giải quyết các cáo buộc của tòa án Mỹ về hành vi ấn định giá bán trên thị trường hợp đồng hoán đổi nợ xấu (CDS) - một dạng bảo hiểm rủi ro về tài sản.
Trong danh sách những ngân hàng bị phạt có những tên nổi tiếng như JPMorgan Chase (Mỹ), BNP Paribas (Pháp) và Barclays (Anh). Ngoài ra còn có Bank of America, Citigroup, Goldman Sachs, Morgan Stanley, Credit Suisse, Deutsche Bank, HSBC, Royal Bank of Scotland, và Markit Group.
-
Cựu doanh nhân 7X không hối tiếc vì thất nghiệp, ở trọ sau khi bán nhà đi du lịch -
Bí kíp “săn sale” Black Friday -
6 câu nên tự hỏi trước khi săn hàng khuyến mại -
5 cách 'tích tiểu thành đại' cho túi tiền -
5 sai lầm về tiền bạc khi tổ chức đám cưới -
10 mẹo chi tiêu giúp bạn giàu lên -
Một số cách kiểm tra nhanh để phân biệt tiền thật, tiền giả
-
1 10.800 doanh nghiệp thành lập mới, 43.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường
-
2 Gần 1,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam
-
3 Bộ Kế hoạch và Đầu tư thúc chọn thầu xây nhà ga hành khách Sân bay Long Thành
-
4 Nhận diện thương vụ M&A điển hình thời bất động sản khát vốn
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 30/1
-
Công ty Cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile thông báo mời thầu
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng
-
Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng trên 20%
-
Manulife Việt Nam thúc đẩy nhân viên làm điều tốt trong cộng đồng với chiến dịch "Một điều Tốt đẹp"