Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 11 tháng 09 năm 2024,
Đối tác ngoại đang rút dần khỏi ngân hàng nội
Thùy Linh - 21/04/2014 07:54
 
Tại Đại hội đồng cổ đông Ngân hàng Techcombank diễn ra vào cuối tuần qua, HSBC - cổ đông sở hữu gần 20% cổ phần của Techcombank, đã không đề cử ứng viên tham gia HĐQT nhiệm kỳ 5 năm tới. Đây là động thái mở đường các đối tác ngoại rút dần khỏi các ngân hàng nội, nhằm tránh xung đột lợi ích.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Techcombank tiếp tục duy trì chính sách cho vay thận trọng
Techcombank nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng mạng lưới.
Vietnam Airlines thoái toàn bộ vốn tại Techcombank
HSBC lãi lớn nhờ tái cơ cấu

Trong 11 thương vụ mà Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn ghi nhận được trong hoạt động đầu tư có tính chiến lược của các nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng nội sau năm 2008 - thời điểm khủng hoảng tài chính thế giới - có những đặc điểm khá riêng so với giai đoạn trước.

  Việc các đối tác ngoại thoái vốn tại các ngân hàng nội để  tránh những rắc rối liên quan tới cụm từ “sở hữu chéo”  
  Việc các đối tác ngoại thoái vốn tại các ngân hàng nội để  tránh những rắc rối liên quan tới cụm từ “sở hữu chéo”  

Cụ thể, các đối tác ngoại hầu hết là các định chế tài chính có hiện diện kinh doanh tại Việt Nam khá hẹp, thậm chí là những tổ chức thuần túy đầu tư tài chính dài hạn. Đồng thời, có những đối tác chiến lược cũ đang rút các khoản đầu tư, thay thế vào đó là những đối tác khác, đáng kể đến là sự lên ngôi của các định chế tài chính đến từ Nhật Bản so với các tổ chức tài chính Âu - Mỹ.

Hai thương vụ có giá trị đầu tư lớn nhất đến thời điểm này là Bank of Tokyo - Mitsubishi mua 20% cổ phần của VietinBank có giá trị 743 triệu USD (năm 2013) và Mizuho Corperate Bank đầu tư vào Vietcombank với giá trị hơn 576 triệu USD (năm 2012).

Những thương vụ khá nổi bật khác là Commonweath Bank (Australia) đầu tư 60 triệu USD vào VIB (năm 2011); Công ty Tài chính quốc tế (IFC) đầu tư hơn 40 triệu USD vào ABBank (năm 2011)… Chỉ có duy nhất ngân hàng đến từ Pháp là BNP Paribas đầu tư vào OCB (năm 2009).

Nếu nhìn vào giai đoạn 2005-2008, hoạt động thu hút đối tác chiến lược diễn ra sôi động và đa dạng hơn rất nhiều. Có thể kể tới nhiều thương vụ khá lớn thời điểm đó, như ANZ mua 10% cổ phần Sacombank (năm 2005), Standard Chartered mua 9% cổ phần ACB (năm 2005), HSBC mua 10% cổ phần Techcombank (năm 2005) và sau đó tăng lên 20%, OCBC mua 10% cổ phần VPBank (tháng 6/2006) và tăng tỷ trọng lên 15%, Societe’ General mua 20% của SeABank (năm 2008)…

Giải thích về sự khác nhau này, theo một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, giai đoạn 2005-2008, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và được đánh giá là thị trường hấp dẫn với các định chế tài chính nước ngoài.

Tuy nhiên, theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam, hoạt động của ngân hàng ngoại tại Việt Nam chưa được mở cửa hoàn toàn. Để gia nhập thị trường, các ngân hàng ngoại chỉ có chủ yếu 3 phương cách là mở văn phòng đại diện, mở chi nhánh tại Việt Nam và đầu tư chiến lược vào các ngân hàng nội.

Do vậy, một số ngân hàng quy mô cấp toàn cầu, hoặc khu vực như HSBC, ANZ, Standard Chartered… thậm chí sử dụng tất cả các cách để tối đa hóa sự hiện diện tại Việt Nam.

Cũng theo vị chuyên gia này, phương thức đầu tư vào ngân hàng nội với tỷ lệ hạn chế 10% thời điểm đó, mặc dù không có nhiều ý nghĩa, bởi tỷ lệ biểu quyết thấp vẫn được nhiều ngân hàng ngoại ưu tiên chọn. Lý do là bởi, song song với việc đầu tư là việc được phép đưa đại diện vào hội đồng quản trị ngân hàng nội.

“Lợi ích mềm nhiều khi lại lớn hơn số tiền mà nhà đầu tư ngoại đầu tư, việc hiện diện ở cơ quan ra quyết định tối cao mỗi ngân hàng nội cho phép các nhà đầu tư ngoại tiếp cận nhanh chóng nhất kinh nghiệm, tập quán kinh doanh của khách hàng Việt Nam”, vị chuyên gia trên nói và cho biết, các ngân hàng nội cũng dễ chấp nhận đầu tư, bởi được bổ sung nguồn vốn lớn do bán cổ phần với giá tốt, không bị can thiệp vào quyền tự chủ, đặc biệt là không có mâu thuẫn lợi ích kinh doanh do các ngân hàng ngoại bị hạn chế hiện diện.

Việc thông qua ngân hàng nội để “đào tạo” nhân sự có thể thấy khá rõ qua khoản đầu tư của HSBC vào Techcombank. Đương kim CEO của HSBC Việt Nam nguyên là ủy viên HĐQT Techcombank, đại diện phần góp vốn và nhiều năm chịu trách nhiệm trực tiếp phát triển mảng khách hàng cá nhân tại Techcombank.

Theo TS. Nguyễn Chí Hiếu, chuyên gia ngân hàng, hiện tại, việc lựa chọn đối tác chiến lược đang khó hơn rất nhiều kể từ cả hai phía.

Về phía ngân hàng ngoại, sau cuộc khủng hoảng tài chính, rất nhiều ngân hàng phải thu hẹp quy mô hoạt động trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Về phía ngân hàng nội, ngoài vấn đề giá bán cổ phần, đã quan tâm hơn nhiều yếu tố hỗ trợ kỹ thuật, quản trị từ đối tác ngoại, đặc biệt là không mâu thuẫn lợi ích.

“Nhiều nhà đầu tư ngoại trước đó cũng rút dần các khoản đầu tư do điều kiện kinh doanh đã thay đổi, mục tiêu đầu tư đã đạt được. Đây cũng là việc bình thường bởi dù đầu tư chiến lược, nhưng không có nghĩa là đầu tư ‘trọn đời’, thỏa thuận dài nhất thường cũng chỉ là 5 năm”, TS. Hiếu nói.

Trong 3 năm gần đây, với sự xuất hiện của các gương mặt mới, nhiều gương mặt cũ đã rút đi, như OCBC thoái toàn bộ vốn tại VPBank, ANZ cùng với giấy phép được mở ngân hàng con 100% vốn tại Việt Nam sau đó đã chuyển nhượng toàn bộ phần góp vốn tại Sacombank cho Eximbank…

Mở rộng ra ngoài lĩnh vực ngân hàng, có nhiều thương vụ thoái vốn khá “đình đám” như HSBC chuyển nhượng toàn bộ phần góp tại Tập đoàn Bảo Việt cho Sumitomo, đối tác chiến lược Orchid Capital Investments Pte Ltd thoái hơn 10% vốn của mình khỏi FPT…

Đối với lĩnh vực ngân hàng, theo đánh giá chung, việc cho phép các ngân hàng ngoại hiện diện đầy đủ tại Việt Nam theo hình thức lập ngân hàng con 100% vốn tại Việt Nam chắc chắn sẽ khiến các đối tác ngoại phải xem xét lại kế hoạch góp vốn của mình. Lý do là để tránh mâu thuẫn lợi ích và cũng để tránh những rắc rối liên quan tới cụm từ “sở hữu chéo” mà Ngân hàng Nhà nước đang tăng cường kiểm soát.

Đặc biệt, với trường hợp HSBC tại Việt Nam, khi môi trường kinh doanh ngày càng dễ thở cho đối tác ngoại, Ngân hàng Nhà nước siết chặt sở hữu chéo giữa các ngân hàng, thì câu hỏi đặt ra là: “Liệu HSBC có còn mặn mà trong việc giữ vốn tại Techcombank, khi HSBC vừa có động thái đầu tư mạnh mẽ cho ngân hàng con (HSBC Việt Nam) với việc tăng vốn từ 4.000 tỷ đồng lên 7.000 tỷ đồng thời điểm đầu năm 2014?”.

2014: Tập trung kiểm toán sở hữu chéo ngân hàng 2014: Tập trung kiểm toán sở hữu chéo ngân hàng

(Baodautu.vn) Tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế hiện đã qua giai đoạn khởi động. Mặc dù vậy,  GS - TS. Đoàn Xuân Tiên, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) khẳng định, không vì thế mà cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước “bỏ qua” nhiệm vụ kiểm toán chuyên đề đối với hoạt động này.  UBKT Trung ương kết luận về vi phạm tại Agribank Điểm tên 9 thách thức ngành ngân hàng đối mặt  Ép lên sàn để “bóc” sở hữu chéo

Hậu tái cơ cấu, sở hữu chéo vẫn phức tạp Hậu tái cơ cấu, sở hữu chéo vẫn phức tạp

(baodautu.vn) “Soi” kết quả tái cơ cấu từ 3 ngân hàng yếu kém điển hình, Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành cho rằng, hậu tái cơ cấu, sở hữu chéo vẫn phức tạp, có chỗ còn tăng lên.  Đưa ông chủ “sân sau” ra khỏi hệ thống ngân hàng

Đưa ông chủ “sân sau” ra khỏi hệ thống ngân hàng Đưa ông chủ “sân sau” ra khỏi hệ thống ngân hàng

(baodautu.vn) Để đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thời gian tới, theo nhiều chuyên gia kinh tế, Ngân hàng Nhà nước cần có giải pháp để loại bỏ các ông chủ doanh nghiệp “sân sau” ra khỏi hệ thống tài chính.  Sở hữu chéo bóp méo tín dụng Ngại bán nợ cho VAMC vì sợ lộ sân sau

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư