
-
Đề xuất tăng mức ký quỹ đa cấp lên 50 tỷ đồng
-
Petrovietnam tăng trưởng ổn định trong nửa đầu năm
-
EVNGENCO1 đẩy nhanh thủ tục để sớm được giao hàng loạt dự án điện
-
Doanh nghiệp thích ứng với thuế quan
-
Vincom Retail tiếp tục được vinh danh Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và Lãnh đạo xanh châu Á -
Khơi nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) vừa thông qua chủ trương chuyển nhượng một phần vốn điều lệ của Công ty Cho thuê Tài chính Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank Leasing).
Cụ thể, VietinBank sẽ chuyển nhượng 49% vốn VietinBank Leasing cho Mitsubishi UFJ Lease & Finance. Đây cũng là công ty hoạt động trong lĩnh vực cho thuê tài chính thuộc sở hữu của Mitsubishi UFJ – cổ đông Nhật Bản đang sở hữu 19,73% vốn VieitinBank. Quan hệ vốn sở hữu giữa MUFJ và VietinBank lại sâu hơn trong liên doanh này. Ngoài ra, VietinBank cũng bán thêm 1% vốn cho nhà đầu tư trong nước.
Từ doanh nghiệp thuộc 100% sở hữu, VietinBank Leasing dự kiến trở thành công ty liên doanh với ba cổ đông. Hình thức pháp lý của công ty sẽ được chuyển đổi sau khi các bên chuẩn bị hồ sơ và xin ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý.
Hiện VietinBank Leasing là công ty có quy mô vốn điều lệ lớn nhất trong nhóm các doanh nghiệp được NHNN cấp phép hoạt động trong lĩnh vực cho thuê tài chính với tổng giá trị vốn góp là 1.000 tỷ đồng.
Đây không phải thương vụ M&A đầu tiên trong lĩnh vực cho thuê tài chính. Hồi năm 2017, công ty cho thuê tài chính BIDV cũng chuyển đổi sang hình thức liên doanh với 49% vốn được nhượng lại cho đối tác Nhật Bản Ngân hàng Tín thác Sumitomo Mitsui. Tuy nhiên, trong thương vụ trước, Sumitomo Mitsui đầu tư vào Công ty cho thuê tài chính BIDV – Sumi Trust thông qua mua cổ phần phát hành mới, vốn điều lệ của công ty nhờ đó tăng gần gấp đôi.
Ở thương vụ lần này, Mitsubishi UFJ Lease & Finance mua lại cổ phần từ VietinBank. Với việc tiếp tục sở hữu 50% vốn, công ty cho thuê tài chính này nhiều khả năng vẫn tiếp tục là công ty con của ngân hàng. Điều này cũng đồng nghĩa công ty sẽ không hạch toán lợi nhuân chênh lệch khi bán vốn và cũng sẽ tiếp tục hợp nhất kết quả kinh doanh của VietinBank Leasing.
Tuy nhiên, giao dịch này giúp VietinBank thu về dòng tiền đáng kể. VietinBank gần đây khá tích cực huy động vốn từ kênh trái phiếu. Từ đầu năm đến nay, ngân hàng đã lên kế hoạch cho 3 đợt phát hành riêng lẻ với giá trị trái phiếu dự kiến huy động là 1.050 tỷ đồng, trong đó 50 tỷ đồng đã thu về trong đợt đầu tiên.
Gần đây nhất, vào ngày 19/6, ngân hàng tiếp tục thông báo chào bán trái phiếu ra công chúng ở kỳ hạn 8 năm và 10 năm, quy mô 3.500 tỷ đồng mỗi kỳ hạn.
Theo cập nhật mới của lãnh đạo VietinBank, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của ngân hàng đang ở mức , cao hơn đáng kể so với quy định (8%). Các năm gần đây, hệ số CAR của nhà băng này luôn gần sát mức sàn nhưng nhu cầu tín dụng do dịch Covid-19 giúp ngân hàng "dễ thở" hơn với tỷ lệ này. VietinBank có kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua phương án chi trả cổ phiếu bằng cổ tức từ năm 2017.
-
Biến số mới tại thị trường hàng không nội địa -
Vincom Retail tiếp tục được vinh danh Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và Lãnh đạo xanh châu Á -
Khơi nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân -
Chính thức áp thuế chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu 5 năm -
Nỗ lực trở lại đường đua của các thương hiệu huyền thoại -
Tái định hình cuộc chơi: Cạnh tranh trong ngành xây dựng và vai trò của chính sách FDI -
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower