-
Regal Group trao tặng 200 triệu đồng hỗ trợ các tỉnh miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai -
Canada kết luận cuối cùng vụ việc điều tra chống bán phá giá dây thép nhập từ Việt Nam -
Phái đoàn Bộ Nông nghiệp Mỹ đến thăm trụ sở Tập đoàn Golden Gate -
Tập đoàn Hyosung kiến nghị Quảng Nam tháo gỡ khó khăn cho các dự án -
Đà Nẵng mời gọi doanh nghiệp Australia đầu tư -
Dự án chăn nuôi của THACO tại Bình Định tiếp tục được gia hạn
Trước đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đề nghị Fortrec gia hạn thời gian có hiệu lực cho các đề xuất hợp tác cùng sản xuất, kinh sau khi thời hạn cũ được định ra là ngày 31/7/2017 gần đến. Tuy nhiên, ngày 8/8, Fortrec đã có trả lời như trên.
Phương án hợp tác với đối tác nước ngoài để sản xuất ra sản phẩm PSF trong thời gian 2 năm và sau đó có cơ hội để thoái vốn là một trong 4 phương án ban đầu được đề xuất nhằm “cứu” PVTex thoát khỏi thua lỗ.
Với phương án này, PVTex đã tìm được Fortrec Chemicals (Singapore) kèm điều kiện, nếu máy móc trơn tru, họ sẽ cung cấp nguyên liệu chạy thử và sản phẩm chỉ cần đạt đủ công suất, còn kỹ thuật sẽ căn chỉnh cho phù hợp. Fortrec Chemicals đồng ý ký hợp đồng với PVTex 2 năm, trong đó họ lo đầu ra sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam với giá cạnh tranh.
Hiện tại, Fortrec cũng bày tỏ với PVN mối quan tâm tới việc bao tiêu phân đoạn p-Xylen được sản xuất từ Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn khi nhà máy này đi vào hoạt động.
Ngoài đối tác Fortrec, đầu tháng 8 vừa qua, PVN và PVTex cũng đã có họp trực tuyến với một đối tác đến từ Ấn Độ là Reliance Industry về phương án hợp tác hỗ trợ PVTex trong giai đoạn tới như cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ bảo dưỡng vận hành và tham gia mua cổ phần của PVTex.
Được biết, PVN đã mời đại diện Reliance Industry sang làm việc chính thức trong cuối tháng 8/2017.
Cũng liên quan đến tái khởi động PVTex, đã có 5 cán bộ kỹ thuật của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) cùng tham gia hỗ trợ công việc bảo trì, bảo dưỡng chuẩn bị khởi động lại nhà máy với PVTex.
PVN cũng chỉ đạo thành lập các Tổ hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính, thương mại, pháp lý với nhân sự từ PVN và các đơn vị thành viên khác để hỗ trợ PVTex chuẩn bị khởi động lại nhà máy.
Ngoài ra, PVN cũng đang triển khai các thủ tục thuê tư vấn định giá tài sản của PVTex, sẵn sàng cho phương án chuyển nhượng khi cần thiết.
Cũng trong đầu tháng 8 vừa qua, Tổng giám đốc Vinatex, Lê Tiến Trường đã khẳng định, với chất lượng đảm bảo, ổn định, tuân thủ theo giá thị trường, đồng thời thực hiện đúng cam kết về thanh toán, giao hàng như thời điểm cuối năm 2014 và năm 2015 thì Vinatex cam kết sẽ tăng dần tiêu thụ xơ polyester của PVTEX trong toàn bộ hệ thống các đơn vị kéo sợi của Vinatex lên 100% thay vì tối thiểu 50% như đã cam kết và thực hiện trước đây.
Đồng thời, Vinatex và Viện Dệt may Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ PVTEX trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm từ nhà máy, đến việc chỉ định đơn vị thử nghiệm kéo sợi đến tận khâu dệt, nhuộm sản phẩm.
Nhu cầu xơ polyester của các doanh nghiệp Việt Nam luôn tăng trưởng vào khoảng từ 10-15%/năm. Đây là tỷ lệ tăng trưởng ổn định liên tục trong những năm vừa qua.
Tùy thuộc tình hình thị trường thế giới về giá bông mà nhu cầu polyester để kéo sợi có thể tăng hoặc giảm nhưng tỷ lệ nhu cầu bông và polyester vào khoảng 60/40.
Như vậy, với nhu cầu nhập khẩu hiện nay vào khoảng 700.000 tấn bông thì nhu cầu về xơ polyester sẽ vào khoảng 400.000 tấn. Trong hai năm 2015- 2016, với sự đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp quốc tế vào ngành sợi, cả nước có khoảng 7 triệu cọc sợi, tăng gấp đôi so với năm 2015.
Mặt khác, giá xơ hiện nay dao động khoảng 1,1 - 1,12 USD/kg, cao hơn giá xơ thời điểm năm 2015 hơn 200 USD/tấn. Trong khi đó, giá nguyên liệu sản xuất xơ sợi polyester cũng thấp hơn giá nguyên liệu năm 2015. Đây là những cơ sở quan trọng đối với việc xác định thời điểm vận hành trở lại Nhà máy xơ sợi Đình Vũ.
Chủ tịch HĐQT Vinatex, ông Trần Quang Nghị nhấn mạnh, việc tiêu thụ sản phẩm xơ sợi của PVTEX không chỉ là vấn đề hợp tác, lợi ích của các đơn vị giữa hai Tập đoàn mà đây còn là vấn đề trách nhiệm. Vinatex luôn khẳng định chủ trương hỗ trợ PVTEX bằng tất cả khả năng để tiêu thụ sản phẩm xơ sợi trong nước ở mức cao nhất có thể.
Tổng giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn cho hay, PVN cũng cam kết sẽ nỗ lực vận hành trở lại Nhà máy xơ sợi Đình Vũ trong thời gian sớm nhất, giữ vững sự ổn định về nguồn cung xơ sợi polyester cho các doanh nghiệp Việt Nam.
-
Regal Group trao tặng 200 triệu đồng hỗ trợ các tỉnh miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai -
Canada kết luận cuối cùng vụ việc điều tra chống bán phá giá dây thép nhập từ Việt Nam -
Phái đoàn Bộ Nông nghiệp Mỹ đến thăm trụ sở Tập đoàn Golden Gate -
Tập đoàn Hyosung kiến nghị Quảng Nam tháo gỡ khó khăn cho các dự án
-
Đà Nẵng mời gọi doanh nghiệp Australia đầu tư -
Dự án chăn nuôi của THACO tại Bình Định tiếp tục được gia hạn -
Sản xuất, xuất khẩu phục hồi, cú hích cho tăng trưởng -
Doanh nghiệp Ninh Bình chung sức cùng địa phương khắc phục hậu quả bão số 3 -
Quảng Ninh: Gặp mặt doanh nghiệp, người dân, tìm giải pháp đưa hoạt động kinh tế - xã hội ổn định -
Người MobiFone chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ -
Việt Nam và Mỹ tích cực hoàn tất thủ tục mở cửa thị trường cho nông sản
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi