
-
Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận viết thư cảm ơn doanh nghiệp về kết quả cải cách hành chính
-
Hỗ trợ hơn 35.000 tấn gạo dự trữ cho học sinh học kỳ II năm học 2024-2025
-
Xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời”, hạn chế cảm tính khi đánh giá cán bộ, công chức
-
Xử lý nghiêm các bộ ngành, địa phương chưa phân bổ hết vốn kế hoạch năm 2025
-
Không tổ chức cấp huyện, khi xã cần thì tỉnh hỗ trợ ra sao? -
Đề nghị nâng mức trợ cấp thất nghiệp lên 65% bình quân tiền lương, mở rộng đối tượng thụ hưởng
![]() |
Nền kinh tế đã vượt qua những khó khăn bộn bề của năm 2021 để có thêm nhiều kỳ vọng mới trong năm 2022. |
Có thể nói, năm 2021 là một năm mà đất nước, nền kinh tế phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Dịch bệnh Covid-19 diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường hơn. Điều này đã buộc chúng ta phải áp dụng nhiều biện pháp mạnh hơn để phòng, chống dịch. Các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội phải thực hiện trên diện rộng và kéo dài, gây ảnh hưởng tới mọi mặt kinh tế - xã hội của đất nước. Nền kinh tế có năm thứ hai liên tiếp không đạt mục tiêu đề ra khi tăng trưởng GDP ở mức rất thấp, hoạt động của khu vực doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, đời sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng…
Tuy vậy, bằng nỗ lực và quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Việt Nam đã thực hiện thành công chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước nay và kịp thời chuyển hướng chiến lược ứng phó hiệu quả với Covid-19. Nhờ vậy, nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, các hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh đã quay trở lại trạng thái bình thường mới, kinh tế vĩ mô ổn định…
Hàng loạt chỉ số kinh tế vĩ mô khác cũng rất tích cực dù con số thống kê cuối cùng chưa được chính thức công bố. Bất chấp Covid-19, xuất nhập khẩu vẫn đạt được kỷ lục mới, nhiều khả năng sẽ chạm ngưỡng 660 tỷ USD. Thu hút đầu tư nước ngoài cả năm vẫn đạt trên 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2021. Kiều hối về Việt Nam vẫn dự kiến đạt hơn 18 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay, đưa Việt Nam vào top 10 nước nhận kiều hối lớn nhất…
Từng bước, nền kinh tế đã vượt qua những khó khăn bộn bề của năm 2021 để có thêm nhiều kỳ vọng mới trong năm tới - năm được xác định là điểm khởi đầu cho chu kỳ phục hồi của nền kinh tế.
Vì kỳ vọng vào sự phục hồi, Chính phủ đã trình và được Quốc hội quyết nghị Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, với mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 6-6,5%. Mức tăng trưởng này cao gấp đôi so với mức dự kiến đạt được của năm 2022, song được đánh giá là có khả năng đạt được, dựa vào tiềm năng và cơ hội của nền kinh tế, dựa trên xu hướng phục hồi của kinh tế toàn cầu.
Tất nhiên, khó khăn phía trước còn rất lớn, khi không chỉ kinh tế toàn cầu, mà cả kinh tế Việt Nam cũng đang đối mặt với các yếu tố bất định, trong đó biến chủng mới Omicron đang đe dọa tiến trình phục hồi của kinh tế thế giới.
Nhưng khi những tờ lịch cuối cùng của năm cũ đang được bóc, thì ngay trước mắt, là rất nhiều sự chuẩn bị sẵn sàng cho phục hồi kinh tế. Ngay những ngày đầu năm mới 2022, Chính phủ sẽ họp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương để triển khai kế hoạch năm 2022. Cũng trong những ngày đầu năm mới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp phiên bất thường, mà một trong những nội dung trọng tâm là xem xét chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội.
Sẽ có nhiều quyết sách quan trọng được thông qua và ban hành sau các phiên họp này. Không chỉ là các quyết sách cho Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội, mà còn là các nghị quyết quan trọng, trong đó có Nghị quyết số 01 về các chính sách điều hành kinh tế trong năm 2022. Sẽ có các biện pháp để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Sẽ có thêm những chỉ đạo quan trọng để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm. Và chắc chắn, là những biện pháp để tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp, thúc đẩy các hoạt động sản xuất - kinh doanh, đầu tư…
Đây sẽ là cơ sở, là nền tảng cho sự phục hồi của nền kinh tế. Đã đến lúc, phải làm sao để kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ hơn, sớm quay lại quỹ đạo phát triển nhanh, bền vững.
Đó là lý do để chúng ta tạm biệt một năm 2021 đầy khó khăn, đón chào năm 2022 với kỳ vọng mới!

-
Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận viết thư cảm ơn doanh nghiệp về kết quả cải cách hành chính
-
Hỗ trợ hơn 35.000 tấn gạo dự trữ cho học sinh học kỳ II năm học 2024-2025
-
Xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời”, hạn chế cảm tính khi đánh giá cán bộ, công chức
-
Xử lý nghiêm các bộ ngành, địa phương chưa phân bổ hết vốn kế hoạch năm 2025
-
Không tổ chức cấp huyện, khi xã cần thì tỉnh hỗ trợ ra sao? -
Đề nghị nâng mức trợ cấp thất nghiệp lên 65% bình quân tiền lương, mở rộng đối tượng thụ hưởng -
Để Đồng Tháp là “nơi doanh nghiệp thấy được cơ hội, người dân thấy được niềm tin” -
Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị -
Cân đối nguồn lực, cải cách triệt để để phát triển -
Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Azerbaijan -
Không hiến định đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư