
-
PV Drilling quay trở lại kế hoạch trả cổ tức tiền mặt
-
Loạt doanh nghiệp năng lượng nhà BB Group vi phạm nghĩa vụ trái phiếu
-
Cơ Điện Lạnh có thể phát triển dự án bất động sản theo trục giao thông chính
-
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng
-
Vĩnh Hoàn lên kế hoạch lãi 1.226 tỷ đồng trong năm 2025 -
Thép Nam Kim trước thực tế bất ổn của thị trường xuất khẩu
PNJ vừa trải qua quý kinh doanh khó khăn chưa từng có |
Lỗ ròng 3 tháng liên tiếp, ông lớn trang sức lỗ kỷ lục quý III
Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất III/2021.
Theo đó, trong quý 3, hoạt động của công ty bị ảnh hưởng nặng nề do giãn cách xã hội lan rộng tại Tp.HCM và các tỉnh phía Nam, hơn 80% cửa hàng của công ty phải đóng cửa. Do đó, trong quý, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 3 của công ty chỉ đạt 876 tỷ đồng, giảm gần 78%, lợi nhuận gộp cũng giảm tương ứng 79%.
Riêng trong tháng 9/2021, PNJ đạt 226 tỷ đồng doanh thu, thấp hơn gần 84% so với cùng kỳ năm trước, lỗ ròng tháng 9 là 48 tỷ đồng, giảm tương ứng 151,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Điểm sáng quý 3 là doanh thu hoạt động tài chính tăng 4,7 lần lên 3,5 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính giảm 35% còn 28,5 tỷ đồng, chủ yếu nhờ giảm chi phí lãi vay. Đồng thời, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng tiết giảm gần 23%.
Dù đã được tiết giảm song chi phí hoạt động vẫn ở mức trên 333 tỷ đồng nên sau khi trừ chi phí, công ty ghi nhận lỗ trước thuế 193,5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 256 tỷ đồng. Sau thuế, công ty ghi nhận lỗ ròng 159,5 tỷ đồng trong quý 3/2021 trong khi cùng kỳ lãi 202 tỷ đồng. Đây là mức lỗ trong quý cao nhất lịch sử của PNJ.
Trong báo cáo vừa công bố, PNJ cho biết, đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 khiến công ty phải đóng 80% số cửa hàng trong các tháng 7,8,9 để thực hiện giãn cách xã hội, đặc biệt tại Tp.HCM. Riêng trong quý III/2021, PNJ mất hơn 77% thời gian kinh doanh.
Có thể phục hồi mạnh vào năm 2022
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của đạt 12.514 tỷ đồng, tăng 7,2%. Trong đó, kênh bán lẻ tăng trưởng nhẹ 8% so với cùng kỳ năm trước, đạt doanh số hơn 7.000 tỷ đồng. Doanh thu vàng miếng cũng tăng 13% lên hơn 3.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh thu kênh sỉ sụt giảm 6% còn dưới 2.000 tỷ đồng.
Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng gần 9 lần lên 13,2 tỷ đồng, chi phí tài chính giảm mạnh hơn 40% còn 76,8 tỷ đồng (cùng kỳ 130 tỷ đồng). Tuy vậy, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 16% lên 1.525 tỷ đồng, khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ còn 726 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ.
Kết quả 9 tháng đầu năm nay, ngân hàng lãi 576 tỷ đồng sau thuế, giảm 10,2% so với cùng kỳ. Như vậy, kết thúc 9 tháng, PNJ mới hoàn thành gần 60% kế hoạch doanh thu và gần 47% mục tiêu năm lợi nhuận cả năm.
Tuy vậy, các cửa hàng của công ty đang dần mở cửa trở lại. Tính đến thời điểm 30/9, mới có 146/336 cửa hàng của hệ thống bán lẻ trang sức này hoạt động trở lại bình thường, chiếm 43%. Tuy nhiên, trong 2 tuần đầu tháng 10, 94% số lượng cửa hàng bán lẻ của PNJ trên toàn quốc đã quay trở lại kinh doanh. Riêng khu vực trọng điểm là TPHCM cũng đã ghi nhận 93% số cửa hàng mở cửa trở lại. Công ty cho hay sẽ đẩy mạnh các chương trình quảng cáo tiếp thị cho từng nhóm khách hàng, thị trường riêng biệt, thúc đẩy kênh online để gia tăng doanh số.
Nhận định về PNJ, chuyên gia của công ty Công ty Chứng khoán SSI cho rằng, việc mở cửa hoạt động trở lại trong quý IV/2021 sẽ giúp lợi nhuận và doanh thu PNJ có mức giảm chậm hơn mức giảm 9 tháng đầu năm (doanh thu giảm 2%, lợi nhuận giảm 9%). Tuy nhiên, sang năm 2022, lợi nhuận sẽ tăng mạnh 39% do hoạt động kinh doanh phục hồi và PNJ hưởng lợi từ việc hàng loạt đối thủ cạnh tranh phải đóng cửa.
Tính đến ngày 30/9/2021, tổng tài sản của PNJ đạt 9168,8 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm. Trong đó hàng tồn kho tăng gần 1.000 tỷ đồng lên 7.510 tỷ đồng, tăng gần 15% (tồn kho thành phẩm tăng gần 12 lần lên 4.500 tỷ đồng, tồn kho nguyên vật liệu tăng 63% lên 635 tỷ đồng, tồn kho hàng hóa giảm 61% xuốn còn 2.169 tỷ đồng), các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng 31%. Tổng nợ phải trả của ngân hàng tại thời điểm 30/9 là là 3.609,5 tỷ đồng, tăng 11,3% so với đầu năm.

-
ĐHĐCĐ FPTS: Cổ đông chất vấn sự hỗ trợ từ FPT và mục tiêu lợi nhuận đi lùi -
Loạt doanh nghiệp năng lượng nhà BB Group vi phạm nghĩa vụ trái phiếu -
Cơ Điện Lạnh có thể phát triển dự án bất động sản theo trục giao thông chính -
Gỗ Đức Thành muốn bán bớt tài sản để tái đầu tư hoặc trả bớt nợ vay dài hạn -
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng -
Vĩnh Hoàn lên kế hoạch lãi 1.226 tỷ đồng trong năm 2025 -
ĐHĐCĐ MIC: Lợi nhuận mục tiêu tăng 75%, đầu tư nhiều hơn vào cổ phiếu, trái phiếu
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn