
-
Ô tô TMT ghi nhận lãi tăng trong quý I/2025 nhờ tiết giảm chi phí
-
Thép SMC đột ngột điều chỉnh lỗ thành lãi năm 2024
-
Chứng khoán VIX lên kế hoạch lãi tham vọng 1.200 tỷ đồng trong năm 2025
-
Duy trì thế mạnh, Dược Bidiphar đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng năm 2025 -
Chủ tịch PSI chỉ ra 3 lợi thế, giữ tăng trưởng cao dù "chiếc áo" vốn chật chội
![]() |
PVI hiện là một trong ba doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới lớn nhất thị trường. Ảnh: Dũng Minh |
Lợi thế từ “tấm vé” xếp hạng A-
Theo số liệu trên báo cáo tài chính kiểm toán của PVI, bình quân cứ 100 đồng doanh thu bảo hiểm, thì PVI thu về 28,2 đồng từ hoạt động nhận tái bảo hiểm. Doanh thu thuần từ nhận tái bảo hiểm mang về hơn 5.740 tỷ đồng trong năm 2024, bao gồm hợp nhất từ mảng tái báo hiểm của riêng công ty con Bảo hiểm PVI và Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm Hà Nội (Hanoi Re).
Con số trên gấp 2,24 lần năm trước, qua đó kéo tỷ trọng đóng góp trong tổng doanh thu tăng mạnh từ 17,5% lên hơn 28%. Điều này không chỉ phản ánh mức tăng trưởng về quy mô, mà còn cho thấy thay đổi rõ nét trong chiến lược của PVI. Mảng tái bảo hiểm đang nổi lên như một chân kiềng tăng trưởng mới. Không chỉ vậy, đây cũng là cánh cửa giúp PVI vươn ra thị trường quốc tế.
Tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 mới đây, ông Trần Duy Cương, Kế toán trưởng, kiêm Giám đốc Ban Tài chính - Kế hoạch (PVI) cho biết, việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế A.M.Best xếp hạng năng lực tài chính A - (xuất sắc) vào đầu năm năm 2023 đã trở thành tấm vé quan trọng để PVI tham gia thị trường quốc tế. Công ty “go global” thông qua hoạt động tái bảo hiểm từ cuối năm 2023 và đã triển khai trong cả năm 2024.
“Không phải doanh nghiệp nào của Việt Nam cũng có được tấm vé này, nhưng nhìn lại khi bước chân vào thị trường bảo hiểm quốc tế, quy mô của PVI còn quá nhỏ bé. Đây là một lĩnh vực có nhiều lợi ích và nhiều rủi ro. Những hợp đồng quốc tế đầu tiên của chúng tôi đều có bước đồng hành của cổ đông ngoại”, ông Cương cho biết thêm sau năm đầu tiên PVI thực hiện các hợp đồng tái bảo hiểm ở nước ngoài.
Tới đây, thị trường mà PVI hướng đến trong lĩnh vực này là các nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung Đông, Đông Âu... Theo Ban lãnh đạo, đây là các thị trường quốc tế đang phát triển và vẫn đang có mức phí khá tốt.
Đại diện đơn vị trực tiếp triển khai mảng kinh doanh bảo hiểm, ông Phạm Anh Đức, Tổng giám đốc Bảo hiểm PVI cho biết, doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt trên 13.000 tỷ đồng, không chỉ dẫn đầu về thị phần, mà còn là động lực kéo tăng trưởng chung khi mức tăng doanh thu (21%) cao gần gấp đôi so với bình quân toàn thị trường. Mảng tái bảo hiểm quốc tế - lĩnh vực hiện mới có PVI triển khai - đóng góp 5.000 tỷ đồng và trở thành động lực mới trong tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm năm vừa qua. Dù doanh thu kế hoạch được giao chỉ ngang năm trước, song theo ông Đức, mục tiêu Công ty phấn đấu năm 2025 là tiếp tục mở rộng mảng tái bảo hiểm với tăng trưởng doanh thu tái bảo hiểm ít nhất 50%, cùng tăng trưởng bảo hiểm gốc 10%.
Thận trọng trước rủi ro
Dù khá tham vọng với tiềm năng của động lực tăng trưởng mới, song bản kế hoạch PVI trình và được cổ đông thông qua có phần khiêm tốn. Tại cuộc họp, liên quan kế hoạch mở rộng, cụm từ “thận trọng” được lãnh đạo công ty liên tục nhắc đến. Như mảng tái bảo hiểm quốc tế, ông Đức cho biết, Công ty phấn đấu đạt doanh thu 8.000 tỷ đồng và có thể lên 10.000 tỷ đồng nếu có điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên, ông Đức cũng đặc biệt lưu ý việc phải đẩy mạnh hoạt động quản trị rủi ro, xác định đối tác khi thực hiện từng thương vụ.
Tại Đại hội, Công ty đã phê duyệt kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu đạt 21.437 tỷ đồng doanh thu và 1.090 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất - đều thấp hơn kết quả đạt được trong năm 2024. Về lợi nhuận, theo lãnh đạo Công ty, việc tái tục ở mức lãi suất thấp đối với các hợp đồng tiền gửi là một trong những nguyên nhân dẫn đến kế hoạch kế hoạch lợi nhuận thấp hơn. Cùng với đó, theo ông Nguyễn Tuấn Tú, Tổng giám đốc PVI, mảng tái bảo hiểm quốc tế bước đầu hướng đến mục tiêu gia tăng doanh thu và thị phần, nên có thể chưa đạt mục tiêu về hiệu quả trong giai đoạn đầu.
Theo ông Tú, việc PVI đặt mục tiêu “thận trọng” cũng nhằm đảm bảo cân đối, tính an toàn, hiệu quả và ổn định. Thực tế triển khai, PVI sẽ thực hiện tối đa theo khả năng dựa trên nguyên tắc đảm bảo an toàn trước tiên, tăng trưởng doanh thu phải đi đôi với đảm bảo hiệu quả.
Với bản kế hoạch hiện tại, ông Tú cho biết, rủi ro có thể khiến PVI không hoàn thành kế hoạch sẽ chủ yếu nằm ở các yếu tố khách quan, đặc biệt là chính sách thuế quan và rủi ro từ thiên tai, biến đổi khí hậu.
Đối với chính sách thuế quan của Mỹ, sau khi sắc lệnh về thuế đối ứng được công bố đầu tháng 4/2025, PVI đã ngay lập tức có đánh giá. Ông Phạm Anh Đức cho rằng, trong trường hợp việc áp thuế thực sự diễn ra, không quốc gia nào có thể khẳng định sẽ đạt được kế hoạch khi phải đối mặt cuộc chiến tranh thương mại quy mô lớn như vậy. Tuy nhiên, kể cả ở kịch bản này, tỷ trọng các mảng doanh thu liên quan hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)… tại PVI không lớn.
Đối với mảng liên quan đến dầu khí, chịu ảnh hưởng bởi diễn biến giá dầu, tỷ trọng hiện tại cũng chỉ còn chiếm 10%. Nếu không xảy ra rủi ro bất khả kháng như cơn bão Yagi, thì kế hoạch đề ra được kỳ vọng sẽ hoàn thành.
Năm 2024, PVI cũng từng đặt kế hoạch thận trọng, thấp hơn nhiều so kết quả thực hiện năm trước đó. Dù chịu tác động mạnh từ cơn bão Yagi, song PVI vẫn vượt 25% kế hoạch doanh thu và vượt 2% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.
Theo Quyết định 1243/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) sẽ thoái toàn bộ vốn đầu tư tại PVI theo kế hoạch giai đoạn đến hết năm 2025.
Được biết, từ năm 2024, đại diện phần vốn nhà nước của PetroVietnam tại PVI thực hiện các thủ tục để triển khai theo đúng kế hoạch đề ra. Đến nay, PVI đã ký với hai đơn vị tư vấn phương án thoái vốn và xác định giá trị doanh nghiệp. Hai đơn vị tư vấn đang trong giai đoạn cuối của công việc, dự kiến phát hành báo cáo vào cuối tháng 4 - đầu tháng 5. PVI sẽ thực hiện các thủ tục tiếp theo để thực hiện theo Quyết định 1243/QĐ-TTg.

-
Động lực tăng trưởng mới của PVI -
Duy trì thế mạnh, Dược Bidiphar đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng năm 2025 -
Chủ tịch PSI chỉ ra 3 lợi thế, giữ tăng trưởng cao dù "chiếc áo" vốn chật chội -
ĐHĐCĐ Vietcombank: Mục tiêu lợi nhuận thận trọng, thương vụ bán 6,5% vốn vẫn chờ nhà đầu tư -
Doanh thu Hodeco tăng 16% trong quý I/2025 lên 98,97 tỷ đồng -
TVS lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 18%, thực hiện 4 - 5 thương vụ đầu tư tư nhân -
ĐHĐCĐ SIP: Ước tính lãi quý I/2025 đạt 402 tỷ đồng, tăng 55,87%
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)