
-
Chính thức cho xe ô tô lưu thông trên 2 đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành
-
Bình Định bố trí 750 tỷ đồng tham gia Dự án Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
-
Động thái mới tại tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vốn 8,37 tỷ USD
-
[Ảnh] Những dự án hạ tầng đầu tư BOT, BT tạo sức bật cho TP.HCM
-
Đầu tư 71.150 tỷ đồng xây đường kết nối Sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội -
Cuộc đua mới về pin lưu trữ cho năng lượng tái tạo
Tỉnh Đồng Nai là địa phương có nhiều dự án hạ tầng trọng điểm đi qua như cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; đường Vành đai 3, TP.HCM... Tuy nhiên, so với các địa phương lân cận tiến độ triển khai dự án trên địa bàn tỉnh Đồng Nai rất chậm.
![]() |
Thi công dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu |
Từ nay đến tháng 6 để giải quyết dứt điểm tình trạng chậm bàn giao mặt bằng, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã thống nhất chia nhỏ các dự án giải phóng mặt bằng để giao cho các huyện thực hiện thay vì để Ban Quản lý dự án bồi thường giải phóng mặt bằng của tỉnh thực hiện.
Mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai đã quyết định chuyển 28 km giải phóng mặt bằng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu về huyện Long Thành thực hiện. Còn đoạn đi qua TP.Biên Hòa vẫn do Ban Quản lý dự án bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư tỉnh Đồng Nai thực hiện.
Đây là một trong những giải pháp để đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng Dự án đầu tư đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vốn đang bị chậm tiến độ.
Tại cuộc họp về tiến độ giải phóng mặt bằng dự án vào ngày 16/2 vừa qua, ông Võ Tấn Đức, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu các đơn vị không ngồi chờ quyết định, mà phải bắt tay ngay vào việc để đẩy nhanh tiến độ.
Trong đó, UBND huyện Long Thành và 9 xã có dự án đi qua phải xây dựng ngay lộ trình thực hiện các công việc cụ thể. Đối với Ban Quản lý dự án bồi thường giải phóng mặt bằng Đồng Nai cần tập trung nhân lực để hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng đối với đoạn đi qua TP.Biên Hòa.
Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, yêu cầu các đơn vị định kỳ hàng tuần, hàng tháng, hàng quý phải kiểm tra, đôn đốc, xử lý dứt điểm những vướng mắc để đảm bảo hoàn thành giải phóng mặt bằng trước ngày 30/6.
Một dự án trọng điểm khác là đường Vành đai 3, TP.HCM đoạn qua Đồng Nai cũng đang chậm tiến độ do vướng giải phóng mặt bằng.
Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, trong 4 địa phương mà tuyến Vành đai 3, TP.HCM đi qua, tiến độ giải phóng mặt bằng ở Đồng Nai chậm nhất.
Trong 4 địa phương, tính đến nay tỉnh Đồng Nai mới giao được 4,6 ha mặt bằng, chiếm 6,2%, trong khi 3 địa phương khác là Bình Dương đã bàn giao 82%, TP.HCM 97%, Long An 98%.
Hiện tại, tỉnh Đồng Nai đang "chạy đua" chi trả tiền bồi thường để có mặt bằng giao cho chủ đầu tư trong quý I/2024.
Mới đây, Bộ Giao thông - Vận tải đã có công văn gửi ông Võ Tấn Đức, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để phục vụ thi công Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1).
Trong tháng 1/2024, Bộ GTVT cũng có văn bản đôn đốc các địa phương thực hiện đúng tiến độ Dự án đường Vành đai 3, TP.HCM, trong đó lưu ý Đồng Nai cần phải đẩy nhanh hơn tiến độ vì đang chậm rất nhiều so với các địa phương khác.

-
Khởi công dự án thành phần 2 cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành -
[Ảnh] Những dự án hạ tầng đầu tư BOT, BT tạo sức bật cho TP.HCM -
Đầu tư 71.150 tỷ đồng xây đường kết nối Sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội -
Cuộc đua mới về pin lưu trữ cho năng lượng tái tạo -
Chủ tịch Quốc hội: Cần Thơ sẽ ngày càng phát triển, sớm trở thành đô thị thông minh, giàu đẹp -
Đà Nẵng thông qua loạt dự án đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất -
Không lo FDI “đổi hướng” do thuế đối ứng
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế