
-
TP.HCM chi 6.285 tỷ đồng xây dựng dự án cầu đường Bình Tiên
-
Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh hơn 4.597 tỷ đồng
-
Cần Thơ: Thêm 3 dự án bất động sản hoàn thành định giá đất tính tiền sử dụng đất
-
Hải Dương khởi công, thông xe kỹ thuật 3 dự án trọng điểm ngày 19/4
-
Hậu Giang đầu tư Khu công nghệ số giai đoạn 2, vốn 400 tỷ đồng -
Đề xuất đầu tư 56.301 tỷ đồng xây tuyến metro Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên
Ngày 15/8, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh và quyền Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức đã chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương để nghe báo cáo tiến độ triển khai các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
![]() |
Thi công đường dẫn cầu Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai |
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch Đầu tư Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh hiện có 20 dự án trọng điểm đang triển khai, đa phần là các dự án hạ tầng giao thông. Mặc dù các đơn vị, địa phương đã có nhiều cố gắng nhưng tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư tại các dự án rất chậm.
Năm 2023, số vốn được bố trí cho các dự án trọng điểm là hơn 4.000 tỷ đồng, tuy nhiên, đến nay mới giải ngân được hơn 450 tỷ đồng, đạt hơn 11% kế hoạch.
Theo đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư, so với kết quả giải ngân chung của tỉnh và cả nước thì số vốn giải ngân tại các dự án trọng điểm đạt rất thấp. Nguyên nhân chính dẫn đến giải ngân chậm vẫn là vướng mắc ở khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Trước tình hình giải ngân vốn đầu tư công chậm, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất UBND tỉnh Đồng Nai cho rà soát để lên phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh sau điều chỉnh là hơn 93.000 tỷ đồng. Với số vốn đã bố trí tính đến hết năm 2023 là 35.000 tỷ đồng, trong 2 năm còn lại, Đồng Nai phải giải ngân được 58.000 tỷ đồng. Đây là thách thức rất lớn và rất khó để có thể hoàn thành được mục tiêu.
Chính vì vậy, việc rà soát, điều chỉnh lại kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn cho toàn giai đoạn 2021-2025 là rất cần thiết để phù hợp với tình hình huy động nguồn vốn, tính khả thi trong lộ trình giải ngân nguồn vốn.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai đánh giá, tỷ lệ giải ngân tại các dự án trọng điểm đến nay mới chỉ đạt 11% là con số quá thấp. Ông cho rằng những khó khăn, vướng mắc thì không chờ họp mới báo cáo mà phải báo cáo ngay cho những cơ quan có trách nhiệm xử lý. Hàng tháng, Tổ chỉ đạo thực hiện các dự án trọng điểm phải họp xử lý các nội dung liên quan và hàng tuần báo cáo cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiến độ từng dự án.
Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu, UBND tỉnh lập danh mục các dự án không có khả năng giải ngân để tính toán, điều chuyển nguồn vốn.
Đồng thời, chuẩn bị ngay kế hoạch triển khai các dự án đầu tư của năm 2024. Trong đó phải thực hiện ngay công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cho những dự án khởi công trong năm 2024.

-
Hải Dương khởi công, thông xe kỹ thuật 3 dự án trọng điểm ngày 19/4 -
Hậu Giang đầu tư Khu công nghệ số giai đoạn 2, vốn 400 tỷ đồng -
Đề xuất đầu tư 56.301 tỷ đồng xây tuyến metro Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên -
Hà Nội đầu tư hơn 623 tỷ đồng làm Cụm công nghiệp làng nghề Nam Tiến -
Khởi công xây dựng dự án cung cấp suất ăn đầu tiên tại Sân bay Long Thành -
Ninh Thuận khởi động lại phát triển dự án điện LNG Cà Ná -
TP.HCM khởi công đường nối vào cao tốc Long Thành - Dầu Giây ngày 26/4
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa