
-
Giá dầu sụt giảm hai ngày liên tiếp sau tin OPEC+ sắp tăng sản lượng
-
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại
-
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại
-
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada
-
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2% -
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại
![]() |
Đồng rúp đã mất giá khoảng 30% so với đồng đô la Mỹ. Ảnh: Reuters |
Đồng rúp trượt giá xuống mức 100,4975 RUB đổi 1 USD, mức thấp nhất trong gần 17 tháng qua. Như vậy, đồng rúp đã mất khoảng 1/4 giá trị so với đồng đô la Mỹ kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022.
Trong một bài bình luận mới đây của hãng tin TASS, ông Maxim Oreshkin - cố vấn kinh tế của Tổng thống Putin - nhấn mạnh rằng Điện Kremlin muốn đồng rúp mạnh lên và hy vọng quá trình bình thường hóa sẽ sớm diễn ra.
Ông Oreshkin cho rằng: "Tỷ giá hối đoái hiện đã lệch đáng kể so với các mức cơ bản và việc bình thường hóa nó được hy vọng trong tương lai gần".
"Đồng rúp suy yếu sẽ làm phức tạp quá trình chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế Nga và ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập thực tế của người dân", ông Oreshkin nhận định. "Đồng rúp mạnh có lợi cho nền kinh tế Nga".
Đồng rúp đã trải qua một giai đoạn hỗn loạn kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine. Đầu tiên là giảm xuống mức thấp kỷ lục 120 RUB đổi 1 USD vào tháng 3/2022 trước khi phục hồi lên mức cao nhất hơn 7 năm trong vài tháng sau đó nhờ các biện pháp kiểm soát vốn và doanh thu xuất khẩu tăng mạnh.
Trước khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra, đồng rúp được giao dịch ở mức khoảng 75 RUB "ăn" 1 USD.
Đồng rúp đã mất giá khoảng 30% so với đồng đô la Mỹ và theo lý giải của Ngân hàng Trung ương Nga, đồng tiền này rớt mạnh trong năm nay do cán cân thương mại của Nga bị thu hẹp. Trên thực tế, thặng dư tài khoản vãng lai của Nga trong 7 tháng đầu năm 2023 đã giảm 85% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cố vấn kinh tế của Tổng thống Putin đã thẳng thắn chỉ trích đồng rúp rớt giá là do Ngân hàng Trung ương Nga, một dấu hiệu cho thấy sự bất hòa giữa các cơ quan chính sách tiền tệ của Nga.
"Nguyên nhân chính khiến đồng rúp suy yếu và đẩy nhanh lạm phát là chính sách tiền tệ lỏng lẻo", ông Oreshkin cho biết.
Cố vấn kinh tế của Tổng thống Putin cho rằng: "Ngân hàng Trung ương Nga có tất cả các công cụ để bình thường hóa tình hình trong tương lai gần và đảm bảo rằng lãi suất cho vay được giảm xuống mức bền vững".
Tháng trước, Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng lãi suất thêm 100 điểm cơ bản lên 8,5% sau khi giữ lãi suất ổn định kể từ tháng 9/2022. Trước cuộc họp chính sách tiếp theo vào tháng tới, Ngân hàng Trung ương Nga đã báo hiệu rằng cần phải tăng lãi suất thêm nữa.

-
"Cơn sốt" trên thị trường IPO Hồng Kông đang trở lại -
Tổng thống Trump đe dọa áp thuế quan 35% đối với Nhật Bản -
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại -
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại -
Nhật Bản, Trung Quốc dẫn đầu, thị trường M&A toàn cầu nổi sóng nhờ các thương vụ lớn -
Quan chức Pháp: EU - Mỹ có thể đạt thỏa thuận thương mại trước thời hạn -
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower