
-
Hậu niêm yết trên HoSE, cổ phiếu CCC trượt dài
-
Sửa đổ, bổ sung một số quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
-
Livzon Pharmaceutical Group muốn chi hơn 5.700 tỷ đồng sở hữu 64,8% vốn Imexpharm
-
Rộng cửa cho cho thuê tài chính cũng là mở kênh vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
-
Encapital bổ sung thêm cổ phiếu DSE đảm bảo cho lô trái phiếu 100 tỷ đồng -
ACBS dự kiến phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu không có đảm bảo
Cổ phiếu MWG chốt phiên giao dịch đầu tháng 5 tại 55.600 đồng, tăng 1,3% so với tham chiếu để xác lập vùng giá cao nhất trong 8 tháng qua. Diễn biến này nối dài chuỗi giao dịch hưng phấn 6 phiên liên tiếp của cổ phiếu đầu ngành bán lẻ, qua đó tích luỹ hơn 15%.
Thanh khoản cổ phiếu cũng biến động mạnh khi có đến 2 trong số 6 phiên này ghi nhận giá trị khớp lệnh nghìn tỷ. Cụ thể, trong phiên 24/4, hơn 19,3 triệu cổ phiếu MWG được trao tay thành công với tổng giá trị 1.048 tỷ đồng. Không dừng lại tại đó, phiên 2/5 ghi nhận khối lượng khớp lệnh vọt lên xấp xỉ 22 triệu cổ phiếu, tương ứng 1.219 tỷ đồng, chiếm khoảng 8,5% giá trị giao dịch trên sàn chứng khoán TP HCM.
Đà tăng của cổ phiếu Thế Giới Di Động trong thời gian gần đây có sự hỗ trợ đắc lực của dòng tiền khối ngoại. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng MWG trong 5 phiên liên tiếp với tổng giá trị ròng lên đến 974 tỷ đồng. Trong đó, phiên gần nhất ghi nhận giá trị mua ròng xấp xỉ 240 tỷ đồng. Xét rộng hơn trong vòng một tháng trở lại đây, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng cổ phiếu này xấp xỉ 1.900 tỷ đồng.
Mới đây, 6 quỹ thành viên của nhóm Dragon Capital đồng loạt thông báo mua vào cổ phiếu Thế Giới Di Động với khối lượng dao động 120.000 đến 1,2 triệu cổ phiếu. Tổng khối lượng các quỹ này mua vào là 4,65 triệu cổ phiếu, qua đó tăng tỷ lệ sở hữu của nhóm Dragon Capital tại MWG lên 6,35%, tương đương 91,41 triệu cổ phiếu.
Lực cầu mạnh từ khối ngoại đã khiến cho room ngoại tại Thế Giới Di Động tính đến cuối phiên 2/5 chỉ còn 31,5 triệu cổ phiếu. Con số này đã giảm đáng kể so với giai đoạn đầu tháng 12/2023 khi cổ phiếu của doanh nghiệp dẫn đầu thị phần bán lẻ điện máy bị nhà đầu tư nước ngoài quay lưng do kết quả kinh doanh sụt giảm và thị giá lao dốc, dẫn đến room ngoại thừa gần 71 triệu cổ phiếu. Khi đó, thừa room ngoại gần 71 triệu cổ phiếu được giới quan sát đánh giá là mức rất cao trong bối cảnh cổ phiếu Thế Giới Di Động từng được nhiều quỹ đầu tư nước ngoài ưa thích và thường xuyên trong tình trạng cạn hoặc kín room.
Dòng tiền khối ngoại trở lại với cổ phiếu Thế Giới Di Động sau khi doanh nghiệp này liên tiếp công bố những thông tin tích cực về hoạt động tái cấu trúc và kết quả kinh doanh giai đoạn đầu năm. Cụ thể, báo cáo tái chính quý đầu năm 2024 của công ty ghi nhận doanh thu khoảng 31.486 tỷ đồng, tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận gộp đạt hơn 6.700 tỷ đồng, tương ứng biên lợi nhuận gộp 21,3%, cải thiện đáng kể so với mức 19,2% của cùng kỳ. Sau khi trừ chi phí, công ty báo lãi sau thuế gần 903 tỷ đồng trong 3 tháng, gấp 43 lần cùng kỳ. Với mục tiêu doanh thu 125.000 tỷ đồng và lợi nhuận 2.400 tỷ đồng, công ty đã hoàn thành lần lượt 25% và 37,6%.
Trước đó, trong phiên họp thường niên giữa tháng 4, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động, đã gửi lời xin lỗi tới cổ đông khi năm 2023 hoạt động kinh doanh không hiệu quả. “Trong năm 2023, tôi biết rất rõ hoạt động Thế Giới Di Động không hiệu quả, nhưng rất nhiều nhà đầu tư không bán cổ phiếu mà tiếp tục nắm giữ, cho thấy niềm tin với công ty. Tôi dành lời cảm ơn rất chân thành đến với cổ đông. Tôi đại diện công ty sẽ nỗ lực trong năm 2024 để tạo ra hiệu quả, mong muốn tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và lợi nhuận cho khoản đầu tư của cổ đông", ông Tài nói.
Năm nay, Thế Giới Di Động sẽ sử dụng tối đa 100 tỷ đồng để mua lại cổ phiếu đang lưu hành, giảm vốn điều lệ, giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến triển khai trong năm 2024. Công ty ủy quyền cho Hội đồng quản trị quyết định thời điểm, giá mua… phù hợp với quy định pháp luật và điều kiện thị trường.
Lý giải về việc mua lại cổ phiếu, ông Nguyễn Đức Tài chia sẻ: “Việc mua cổ phiếu quỹ nhằm tăng tỷ lệ sở hữu, tăng giá trị cho cổ đông chứ không phải đẩy giá cổ phiếu, giá biến động cao hay thấp thì chúng tôi vẫn sẽ thực hiện. Như năm nay lãi 2.400 tỷ thì dùng khoảng 20% để mua cổ phiếu với giá trị 500 tỷ, bất chấp năm sau giá cổ phiếu lên như nào”.
-
Rộng cửa cho cho thuê tài chính cũng là mở kênh vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa -
Encapital bổ sung thêm cổ phiếu DSE đảm bảo cho lô trái phiếu 100 tỷ đồng -
Cổ phiếu nhà Vingroup “gánh” thị trường, VN-Index tăng gần 8 điểm -
ACBS dự kiến phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu không có đảm bảo -
Đầu tư và Xây lắp Trường Sơn nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HoSE -
Huy động thành công 780 tỷ đồng, F88 có thêm động lực bứt tốc trước khi lên sàn UPCoM -
Xử phạt Bảo hiểm Hàng không 260 triệu đồng
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số